Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Trung Quốc mở thầu nhiều lô dầu khí ngay trong thềm lục địa Việt Nam

RFA-27-06-2012
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chiều hôm nay họp báo về việc Tổng Công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc mở thầu chín lô dầu khí mà Việt Nam cho thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.





RFA/bhp-petroleum-vn
Khu vực các lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đang bị TQ mang ra mở thầu
Tổng giám đốc PetroVietnam là ông Đỗ Văn Hậu chủ trì cuộc họp báo. Thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo là chín lô dầu khí mà phía Trung Quốc hôm 23 tháng 6 công bố mời thầu cho các công ty nước ngoài trong kế hoạch năm nay, đều chồng lên các lô từ 128 đến 132 mà PetroVietnam đang tiến hành cùng các đối tác của đơn vị này.
Hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị, tuyên bố việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu chín lô dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam như thế là hành động phi pháp và không có giá trị. Hành động này xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Hành động như
Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu khẳng định Tổng Công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc  đang mời thầu quốc tế 9 lô ngoài khơi Việt Nam là hoàn toàn trái với thông lệ quốc tế
Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu khẳng định Tổng Công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc đang mời thầu quốc tế 9 lô ngoài khơi Việt Nam là hoàn toàn trái với thông lệ quốc tế
thế làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng tại khu vực Biển Đông.


Trong khi đó vào ngày hôm qua phía Trung Quốc đã đưa một nhóm tuần tra gồm bốn tàu hải giám tiến về phía Biển Đông của Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam trích dẫn nguồn tin của Tân Hoa Xã về phát biểu của một quan chức không muốn nêu tên của Trung Quốc cho biết nhóm bốn tàu hải giám vừa nói có kế hoạch thực hiện chuyến hải hành dài 4500 kilomet. Ngoài ra nếu điều kiện cho phép thì sẽ tiến hành các cuộc diễn tập theo đội hình.
Bốn chiếc hải giám 83, 84, 66 và 71 của Trung Quốc xuất phát từ cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam.
Tin cho hay để tăng cường sức mạnh tại khu vực Biển Đông, ngoài bốn chiếc hải giám còn có hàng chục trực thăng cùng hơn 280 tàu thuyền Trung Quốc tham gia để củng cố, tăng cường sức mạnh của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải. Bắc Kinh cho biết cũng đang tiến hành đóng thêm hàng loạt tàu khác thuộc loại tương tự.

Hội Luật gia Việt Nam 'Yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái'

Hội Luật gia Việt Nam cho rằng, việc phía Trung Quốc mời thầu thăm dò, khai thác 9 lô dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông là vi phạm công ước Luật biển năm 1982.
 

Đức TăngThống Thích Quảng Độ kêu gọi toàn dân xuống đường ngày 1.7.2012 biểu tình chống xâm lược Trung Cộng

PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất E-mail : pttpgqt@gmail.com
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 28.6.2012
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ kêu gọi toàn dân xuống đường ngày 1.7.2012 biểu tình chống xâm lược Trung Cộng
PARIS, ngày 28.6.2012 (PTTPGQT) – Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được Thông bạch kêu gọi tham gia biểu tình của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ do Viện Hóa Đạo trong nước gửi ra để phổ biến.
Continue reading

Đảng Cộng Sản và niềm tin giãy chết…

Làng Báo Trước Ngưỡng Cửa Tự Do.


Tự do báo chí là một quyền cơ bản của con người. Tự do báo chí được ghi trong Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và trong Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới kể cả Việt Nam. Theo đó phóng viên nhà báo có quyền tự do thu thập, trao đổi, truyền bá tin tức và ý tưởng. Họ được quyền tự do quyết định cả nội dung lẫn hình thức bài báo. Họ chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải được pháp luật bảo vệ.Việt Nam là một nước độc tài cộng sản mọi quyền tự do của người viết báo đều bị tước bỏ, đảng Cộng sản chỉ dùng báo chí như một công cụ định hướng dư luận. Từ đó Việt Nam bị coi là một trong những quốc gia tồi tệ nhất về tự do báo chí. Theo Tổ chức Phóng viên không biên giới Việt Nam nằm thứ 172 trong tổng số 179 nước về chỉ số tự do báo chí. Continue reading

HỒN TRƯƠNG BA,DA HÀNG THỊT (*)

Chiến thuật “Bia ngư dân” của TQ và phản ứng của VN

Biển Đông và đường lưỡi bò của TQ
Sau khi Quốc hội VN tuyên bố thông qua luật Biển VN ngày 21/6/2012, mà điều 1 đã xác định: 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đã phản ứng dữ dội.
Đầu tiên là Chính phủ TQ chính thức tuyên bố thành lập khu Huyện Tam Sa thủ phủ hành chính của 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau đó, Chính phủ TQ trịch thượng triệu tập Đại sứ VN tại TQ để phản đối luật Biển VN. Rồi đến Quốc hội TQ đòi Việt Nam “sửa sai”.
Mấy hôm nay, truyền thông TQ cũng tham gia dữ dội vào cuộc phản công, mà nội dung chủ yếu là: “VN tuyên bố chủ quyền trên cái không phải là của mình”.
Continue reading

Tản mạn về Đạo Đức trong XHCSVN



David Thiên Ngọc (Danlambao)
Tản mạn về Đạo Đức trong XHCSVN và phạm trù “Phản Động” của ông Đỗ Như Hơn – Giám đốc BV Mắt T. Ư
Vấn đề Đạo Đức trong XHCSVN đã đến hồi băng hoại trầm trọng mà không có một phương thuốc nào cứu chữa nổi. Một thực trạng mà mọi người trong XHVN hiện nay đều thấy, trên thế giới đều biết. Hàng vạn người ở mọi tầng lớp từ người dân chân chất đến hàng trí thức, giáo sư, báo chí… đều lên tiếng tuỳ theo khả năng nhận thức và trình độ biểu đạt cảm nghĩ của mình mà nói lên sự bức xúc với nỗi đau nhức nhối của xã hội trước sự băng hoại thê thảm mà tôi thiết nghĩ ở trong thời điểm thế kỷ 21 này không thể nào có được.
Continue reading

TẠI SAO CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CÓ THỂ SỬA SAI, MÀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN KHÔNG THỂ TỰ SỬA SAI?


Chu chi Nam – Nhiều người cộng sản hiện nay, nhất là giới có đặc quyền đặc lợi, cùng một số trí thức được hưởng bổng lộc, nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản có thể tự sửa sai, vì chủ nghĩa tư bản đã sửa sai; và một khi sửa sai rồi, thì chủ nghĩa cộng sản có thể trở thành chủ nghĩa dân chủ xã hội, như những nước Bắc Âu, với mục đích duy nhất là duy trì đặc quyền, đặc lợi và bổng lộc, và cố tình quên đi hay dấu nhẹm hoàn cảnh lịch sử, tinh thần và tâm lý vô cùng khác biệt giữa lãnh đạo các nuớc Bắc Âu và 2 nước cộng sản hiện nay.
Có những người nghĩ khác, mà tiêu biểu là ông Boris Eltsine, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên sô, cựu Tổng thống Nga, thì cho rằng : « Chủ nghĩa cộng sản không thể sửa sai. Nó chỉ có thể thay thế. »
Chúng ta nghĩ gì về vấn đề trên ?
Continue reading

Việt Nam, thói bạc nhược và tính hoài nghi


Song Chi “…Không chỉ kéo lùi sự phát triển của một quốc gia đến hàng thập kỷ, thậm chí cả thế kỷ so với các quốc gia tự do dân chủ, tác hại lớn hơn của một chế độ độc tài là sự phá hoại về mặt văn hóa, xã hội, con người…”
Cứ nhìn vào những quốc gia độc tài nói chung và những quốc gia do đảng cộng sản đã từng/và hiện còn đang nắm vị trí lãnh đạo trên thế giới là đủ rõ.
Việt Nam cũng không thoát khỏi bi kịch đó.
Continue reading
Phản đối bá quyền Trung Quốc

Nguyễn Trọng Vĩnh
Hoàng Sa, Trường Sa không phải của Trung Quốc thế mà hai lần họ quyết lập cái gọi là huyện “Tam Sa”. Quốc hội Việt Nam, căn cứ vào các tư liệu lịch sử rất rõ ràng và rất có giá trị, đồng thời căn cứ vào Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, thông qua Luật biển của Việt Nam, tất nhiên trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa là điều bình thường và chính đáng. Thế mà Trung Quốc dẫy nẩy lên, gửi công hàm phản đối, huy động 800 báo mạng rầm rộ phản bác, còn dọa “...khi cần sử dụng vũ lực, một Trung Quốc lớn như vậy Việt Nam sẽ không thể chịu đựng nổi”. Rõ ràng là giọng bá quyền nước lớn, cãi lý mà thua thì nổi khùng, cậy mạnh dọa đánh, theo kiểu “lấy thịt đè người”.

Bản đồ trực tuyến của National Geographic Society (chụp từ web site của NGS)
BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc sẽ đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa

Theo tin từ Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 28/08/2012, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh vừa cho biết là quân đội nước này sẽ nghiên cứu vấn đề đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa. Đây là thành phố mà Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập, với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Cần sự đóng góp của nhiều người để phổ biến ra thế giới những tư liệu về Hoàng Sa-Trường Sa


Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Tấm Thẻ Bài



 Tấm Thẻ Bài  - Xuân Vũ Trần Đình Ngọc
Chị Buôn đứng ngồi không yên. Lòng chị bồn chồn như lửa đốt đến nỗi chị không thiết ăn uống gì mà cũng chẳng muốn nấu cơm cho các con chị ăn. Sự sống còn của gia đình chị bấp bênh quá vì mới thoáng nghĩ đến ngày mai, chị đã rùng mình, người như muốn lên cơn sốt. Xung quanh chị, ngưòi ta cũng lo lắng như chị và có mấy người như chị Thảo, chị Đàm, cô Bé, mấy tuần nay chẳng hiểu đi đâu mà chị không gặp. Ghé nhà coi thì cửa đóng kín, hỏi người kế cận, họ cũng mù tịt, chẳng biết các gia chủ và con cái đi đâu?
Trong khi tin đồn mỗi ngày một nhiều và toàn là những tin hãi hùng thì tình trạng cấm trại 100% vẫn duy trì cho những quân nhân có nhiệm vụ bảo vệ hậu cứ Sư đoàn 2 Bộ binh ở Chu Lai. Các Trung đoàn tác chiến đã bung ra khắp vùng lãnh thổ trách nhiệm để ngày đêm quần thảo với địch mà quân số và vũ khí hơn ta 10 lần. Cuộc chiến quả là cam go, khốc liệt. Kể từ ngày mất Ban mê Thuột, rồi di tản Pleiku, Kontum, di tản Huế, Đà Nẵng...miền Trung lên cơn sốt chưa từng có trong lịch sử miền Trung. Cơn sốt dữ dằn cái Tết năm Mậu Thân (1968) cũng là một cơn sốt nhớ đời, nó lấy đi mạng sống hàng chục ngàn người, thiêu rụi tàn phá hàng ngàn nóc gia và công thự, nó để lại một tấm khăn sô vĩ đại cho Huế và miền Trung mà mỗi lần nhớ lại chị Buôn còn rùng mình vì cha và hai người anh chị đã chết trong biến cố đó, chết chôn tập thể cùng với cả trăm người ở một cái hố lớn được đào sẵn, nông cời, ở một vùng hẻo lánh ngoại vi Huế. Hai người anh của chị, một là quân nhân, một là viên chức xã ấp VNCH nhưng còn cha chị chỉ là một ông thợ hồ mà cũng tử thương vì một cán cuốc trước khi đẩy xuống hố ở Khe Đá mài.
Nhưng so ra, cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân quả chưa thấm tháp gì với kỳ này. Dù trình độ học vấn chưa hết bậc tiểu học nhưng nghe mãi radio và thỉnh thoảng qua lối xóm bàn tán, kháo chuyện thời sự, chị Buôn cũng biết Quân đội Mỹ đã rút đi hết, chỉ còn để lại ít Cố vấn để làm việc với các cấp chỉ huy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa mà thôi. Súng đạn tiêu thụ, mất mát không thay thế, các cơ phận rời không tiếp liệu; đại pháo, phi cơ không yểm trợ; trực thăng, xe tăng giới hạn xăng, dù đầu óc kém cỏi, quê mùa như chị Buôn cũng thấy Cộng hòa miền Nam Việt Nam khó sống nổi, đâu cứ phải thức giả mới biết!
Địch chiếm Sa Huỳnh, điểm địa đầu tỉnh Quảng Ngãi với ý đồ chận đường quân dân ta đào thoát vào miền Nam và cô lập hẳn từ Quảng Ngãi trở ra. Hồi đầu năm 1973, địch đã chiếm thị trấn Sa Huỳnh. Theo tin tức thì từ 28-1-1973 cho đến 16-2-1973, Sư đoàn 2 Bộ binh đã tái chiếm Sa Huỳnh với sự yểm trợ mạnh mẽ của hai tiểu đoàn Pháo binh với sáu Pháo đội tác xạ đồng thời gây cho địch những tổn thất lớn về quân dụng và nhân mạng.

Ngày 15-2-1973, Quốc lộ 1 được khai thông. Một đoàn xe dân sự nối đuôi nhau cả mấy cây số hân hoan lăn bánh trở vào Nam.

Nhưng đó là năm xưa, chuyện cũ. Giờ đây, giữa tháng 3-1975, địch lại chiếm Sa Huỳnh và cơ hội tái chiếm Sa Huỳnh mỏng manh như sợi tơ nhện giăng trước cửa nhà chị Buôn. Người Mỹ đã định bỏ Miền Nam Việt Nam cho kẻ thù của họ, đã ngại phải đổ thêm quân dụng, quân nhu vào một cuộc chiến dằng dai với số tử vong của binh sĩ Mỹ đã lên tới con số 58,000 người, đã ngại khi phải đối đầu với xe tăng Nga, đại pháo Trung cộng và tiểu liên Tiệp khắc!

Trưa ngày 22-3-1975, đang lúc chị Buôn đứng ngồi không yên thì anh Buôn về, dáng điệu hớt hải, mặt mày buồn so. Chị Buôn thấy chồng mừng quá muốn la lên, bốn đứa con anh cũng bu lấy bố.
“Anh ơi!” chị Buôn rên rỉ, “anh cứ đi biền biệt mà tình hình này nguy hiểm quá lắm rồi. Xóm láng giềng họ đi đâu hết trơn. Anh tính sao đây?”
Ba đứa nhỏ nhất, thằng Tung, thằng Chưởng và con Bi mới 6, 4 và 3 tuổi đeo cứng lấy anh Buôn làm anh phải gỡ tay chúng ra. Đứa con gái lớn nhất của anh chị mới 10 tuổi, con Lệ, phải can thiệp. Nó là đứa con khôn và ngoan nhất của anh chị Buôn. Nó kéo tay hai đứa em:
“Bi và Chưởng ra đây với chị. Để ba má bàn chuyện.”
“Anh đã ăn cơm chưa?” Chị Buôn hỏi chồng.
“Cơm nước gì đâu. Đến bữa không ăn thì đói mà giá có dọn cơm ra đó cũng không nuốt vô. Tình hình bết bát quá. Miền Trung không khéo mất thôi!”
“Thôi để em nấu mì gói cho cả nhà ăn. Em và các con cũng chưa ăn uống gì.”
Nói rồi, chị Buôn đi lấy soong đun nước sôi và mở từng gói mì khô bỏ vào soong, múc ra sáu, bảy tô cho mỗi người một tô. Chị vừa ngồi nhìn chồng và các con ăn vừa đút cho con Bi.
“Má ăn đi! Má để con đút cho nó, má!”
Lệ buông đũa mặc dù nó vừa bỏ vào miệng được một gắp mì.
“Con cứ ăn cho no đi. Để má ăn sau cũng được.”

Anh Buôn ngồi nhìn vợ con muốn ứa nước mắt. Gia đình anh đang yên vui mặc dù với lương Trung sĩ, anh chị vẫn phải hết sức tiện tặn mới tạm đủ. Đồng bạc Việt Nam Cộng hoà kể từ sau vụ Tết Mậu Thân cứ sụt giá đều đều. Trước kia hai đồng bạc mua được bó rau muống, bây giờ bó rau muống cũng phải bốn, năm đồng. Trước kia hai chục một lít gạo vừa, bây giờ giá gấp đôi. Vật giá tăng như thế nhưng lương lính không tăng hoặc chỉ tăng chút đỉnh. May mà có hàng Quân tiếp vụ để lần hồi qua ngày chứ cứ trông vào đồng lương còm cõi của anh thì tặn tiện lắm cũng chỉ đủ cho hai bữa cơm bình dân mỗi ngày. Dù vậy, anh Buôn vẫn thấy cuộc sống có thoải mái. Khi Sư đoàn có lệnh đi hành quân thì đi, sống chết phó thác mặc trời, còn không thì ở hậu cứ canh gác doanh trại, mỗi ngày về ăn cơm cũng được gặp vợ con một lần.

Bữa ăn quá buồn tẻ mặc dù mấy đứa nhò đều thích mì gói. Chỉ thiếu mấy lá rau cải xanh tươi cho vào ăn đỡ ngán nhưng cả hai tuần nay, chị Buôn đâu có thiết đi chợ đi búa gì. Ngôi chợ xép ở ngay cạnh trại gia binh, mấy hôm nay chẳng biết có ai mang rau cải đến bán không?

Anh Buôn ăn xong tô mì. Anh giở gói thuốc lá Quân tiếp vụ ra châm một điếu và đi kiếm ly uống nước trà. Chị Buôn hỏi lại câu hỏi vừa nãy mặc dù chị có linh cảm anh không tìm ra câu trả lời.
“Bây giờ anh tính sao đây anh?”
Những vết nhăn trên trán anh có vẻ nhiều hơn:
“Tui rối ruột quá, má con Bi à! Việt cộng đánh khắp nơi loạn xà ngầu mà thiết giáp, pháo binh và nhất là không quân không còn yểm trợ cho bộ binh như trước. Năm mươi phần trăm cũng chả được. Nghe đồn là xăng máy bay, xe tăng và đạn pháo binh đã cạn, người Mỹ chưa tiếp tế sang. Anh em trong tiểu đoàn xôn xao lắm mặc dù cấp trên vẫn trấn an hằng giờ, hằng ngày. Có mấy thằng bạn tui đã đào ngũ. Cấp chỉ huy cũng có nữa. Tui nghe người ta ùn ùn lên tầu ở Đà nẵng để kéo vào Sàigòn, người chết cả mấy trăm vì rớt sông, rớt biển. Hãi hùng lắm, má con Bi à!”
“Thôi, em bàn với anh,” chị Buôn giọng xác quyết,”Chết một đống hơn sống một người. Nếu ông Trời đến lúc đổn miền Trung này thì cứ cho vợ chồng con cái mình chết chung một huyệt, chứ đừng để người còn kẻ mất đau lòng lắm. Mà em cũng không ưng ở lại sống với họ. Mình là lính Cộng hoà từ bao nhiêu năm nay, kẻ thù không đội trời chung với họ, làm sao họ để yên mình?”

Hai vợ chồng anh Buôn vừa bàn tới đó thì nghe tiếng gõ cửa rồi một khuôn mặt nhô vào:
“Buôn đã về đấy hả, tình hình ra sao?”
Vợ chồng anh Buôn nhìn ra. Đó là Thượng sĩ Sáu, hạ sĩ quan trông coi trại gia binh, hai vợ chồng thường lui tới chuyện trò thân thiết với vợ chồng anh Buôn. Buôn nhìn thấy Sáu liền chạy ra cửa đón vào trong. Tình thế tuyệt vọng này, bất cứ người bạn thân nào cũng quí dù chỉ để nghe một lời an ủi bởi mọi sự nâng đỡ, trông cậy, hi vọng dường như đã cạn kiệt.
“Vào đây đã anh Sáu. Ủa có cả chị Sáu nữa. Mời anh chị vào đây một chút đã!”
Con Lệ và hai ba đứa nhỏ vòng tay chào vợ chồng anh Sáu. Chị Sáu xoa đầu con Bi bảo anh chị Buôn:
“Vợ chồng anh coi bộ bình tĩnh quá trong khi mọi người quýnh quáng hết lên rồi. Không định chạy vào Nam sao?”
“Chị Sáu ơi,” chị Buôn ôm lấy vai người bạn gái la lên nho nhỏ,”tụi em có biết phải chạy đi đâu đâu. Anh chị có đường, có nẻo nào làm phước chỉ cho tụi em với!”
Anh Sáu trấn an:
“Nghe các cấp nói tầu Hải quân đậu ở ngoài biển nhiều lắm. Ngày mai người ta bắt đầu rước binh sĩ và gia đình lên tầu chạy vào Sàigòn.”

Buôn nhìn Sáu:
“Sao tôi không nghe gì hết. Mai vào giờ nào vậy anh Sáu?”
“Chắc từ sáng sớm. Tin phổ biến hạn chế nên nhiều người không biết. Thôi, tụi tui phải đi vài công chuyện nữa. Chào anh chị. Gặp sau nghe!”
Vợ chồng anh Sáu ra khỏi, chị Buôn hỏi chồng:
“Tin tức sốt dẻo vậy mà anh không nghe gì sao?”
“Không ai nói tui hết. Có lẽ họ sợ người ra bãi biển đông quá rồi không đủ tầu mà lên nên phải thân thiết họ mới nói. Tui bàn với má con Bi ở nhà cụ bị quần áo cho lũ nhỏ, chỉ bỏ vào mấy cái túi vải vừa đeo. Chớ chồng chất nhiều, không đeo nổi. Sáng mai tui ở Đại đội về là ra bãi biển Chu Lai. Người ta sống, mình sống. Người ta chết, mình chết. Đã đến nước này thì sợ cũng không được nữa.”

Nói xong, anh Buôn ôm hôn bốn đứa con rồi tất tả ra đi. Tiếng súng giao chiến giữa hai bên ở xung quanh căn cứ Chu Lai vẫn nổ đều đều, lúc xa, lúc gần. Trại gia binh mọi khi đông vui, mỗi buổi chiều các bà vợ quân nhân ra giếng múc nước, gặp gỡ chuyện trò trước khi về nhà nấu bữa cơm tối cho chồng con. Tiếng hát tân nhạc, cải lương, hò Huế, tiếng đọc tin đều đều từ các máy thu thanh khắp một khu trại hoà lẫn với tiếng trẻ nhỏ nô đùa sau giờ học ban chiều làm trại gia binh mang một bộ mặt tươi vui, đầm ấm. Nay trái lại, người lớn trẻ con đi đâu cả, chỉ thỉnh thoảng mới thấy một người lướt đi như cái bóng. Không khí có vẻ rờn rợn, ma quái, chết chóc thế nào ấy vì nó thiếu hẳn những ánh đèn ấm áp từ trong các căn nhà lấp ló ra đường, ra sân; thiếu hẳn những làn khói trắng ấm áp nhà nhà đun bếp lùa qua cửa sổ và nhất là nó thiếu hẳn một sự an bình trong tâm hồn những trại viên còn đang ở tại trại nghe ngóng tin tức từng giờ từng phút.

Chị Buôn kiếm được ba cái túi vải và một cái ba-lô nhà binh. Chị nhét vội mấy cái quần áo của lũ nhỏ vào, không quên mấy tờ giấy khai sanh, căn cước. Vài cái chăn mền to và lồng phồng, vài cái nồi niêu để nấu nướng và đồ lặt vặt, chị bỏ lại hết. Duy có thùng mì gói chị cố mang đi để phòng khi đói có cái lót dạ. Chị chia cho anh Buôn cái ba-lô đeo vai và bồng thằng Chưởng; chị đeo một túi xách và bồng con Bi; con Lệ đeo một túi xách, còn thằng Tung không phải đeo gì. Mở ngăn kéo bàn, chị quơ thêm được chai dầu gió xanh, chị nhét vào túi con Lệ để đề phòng cảm mạo.

Tiếng súng nổ rải rác suốt đêm, cả tiếng trọng pháo và tiểu liên. Mấy đứa nhỏ và chị Buôn chúi vào một cái giường vì quá sợ không dám nằm riêng như mọi khi. Trẻ con dễ ngủ. Nằm êm êm chúng đi vào giấc ngủ. Con Lệ lớn nhất nằm phía ngoài còn con Bi rúc vào lòng mẹ ngủ say.
Chị Buôn không ngủ nổi vì trăm mối vương vấn bên lòng. Ba má chị ở miền Nam, cả mấy tháng nay không có thư từ. Ba má anh Buôn ở Nha Trang. Chị cầu mong vào được Sàigòn để chị đi Trà Vinh gặp lại cha mẹ. Hoặc có tệ cũng ra tới Nha Trang, nơi gia đình anh Buôn.

Chị suy nghĩ vẩn vơ cho đến lúc thiếp đi được một lát rồi giật mình tỉnh dậy vì tiếng nổ rất gần của mấy trái hoả tiễn của địch. Sở dĩ chị phân biệt được trái đại bác của ta câu đi và trái hoả tiễn của địch phóng đến vì anh Buôn đã dạy chị. Buôn bảo vợ tiếng nổ ở trong trại gia binh thì chỉ có địch phóng hoả tiễn, B40 hoặc bích kích pháo vào. Tiếng nổ của đại bác ta câu đi nghe nhỏ, chỉ ục một cái. Nghe riết quen, phân biệt được liền.

Mấy đứa nhỏ cũng bị đánh thức. Đạn nổ gần quá rung chuyển cả cái nhà mỏng manh trại gia binh. Mấy đứa trẻ ôm chặt lấy mẹ. Chúng quá sợ hãi. Chúng mất tinh thần. Mà chẳng riêng chúng, chị Buôn cũng quá sợ. Chính từ những cánh tay và bàn tay gầy guộc, nhỏ xíu đó mà chị còn cảm thấy vững dạ khi nằm đây. Chị cảm thấy cuộc đời sao quá nhiều đau thương và gai góc. Chị thương những đứa con hơn chính thân chị. Chính bởi thương chúng quá nên nghe hoả tiễn của Cộng sản từ xa phóng vào, chị đã có ý nghĩ kỳ cục. Chị mong có một trái rớt trúng cái giường chị và lũ nhỏ đang nằm. Vậy là xong hết. Khỏi buồn phiền, sợ hãi. Khỏi chạy đi đâu cả. Quả đạn rớt lúc có anh Buôn thì càng tốt vì cả gia đình cùng đi một lượt. “Chết một đống hơn sống một người”, ông bà mình đã nói như thế từ ngàn xưa!

Nhưng trái hoả tiễn không rớt trúng ngay giường chị Buôn như chị ước muốn mà nó rớt ở khu B, phía ngoài. Sau ba tiếng nổ trời long đất lở, có tiếng hét, tiếng khóc, tiếng trẻ con la và tiếng chân chạy thình thịch từ khu A của chị Buôn sang khu B. Chị đoán có người chết và người bị thương vì đạn phóng vào khu gia binh đông đảo vợ con lính và Hạ sĩ quan như thế này, không thể không có chết, một nhiều một ít thôi!

Trời đã sáng rõ. Những trái đạn không còn rơi ở khu gia binh của chị Buôn nhưng chúng đã xê dịch xa hơn về phía Bắc. Chị Buôn không dám bỏ con để sang khu B xem nhà ai bị trúng đạn nhưng chị nghe tiếng vợ Hạ sĩ Chuyết nói với mấy người ở ngoài đường:
“Chết trọn hai gia đình vợ con ông Thượng sĩ Chí và Thượng sĩ Lạch, cả thảy mười hai, mười ba người. Bị thương hai nhà hai bên cũng cả chục. Máu me, thịt xương, tay chân vung vãi trông ghê lắm mà nhà cửa đồ đạc tan tành, nát nghếu hết.”

Tiếng một người khác:
“Tình hình này rồi ai chôn ai đây? Hai ông Thượng sĩ đi hành quân, lấy ai đi báo cho các ông ấy về chôn vợ con?”

Chị Buôn cảm thấy đau lòng cho những người xấu số. Như trước đây đã có xe nhà binh chở hòm tới tẩn liệm rồi đưa đi chôn, dù có chết cũng có chỗ để an giấc ngàn thu. Giờ này đám xương thịt bèo nhèo tan nát lẫn với máu me sẽ còn phải nằm ở đó cho đến bao giờ? Ai là người có can đảm và hi sinh đứng ra chôn cất cho những người xấu số đang lúc dầu sôi lửa bỏng này? Ai cũng phải lo vấn đề di tản cho gia đình người ta trước nhất, sau đó mới đến những việc khác. Giả sử những cái xác đó là bố mẹ, ông bà, anh em, con cháu họ chưa chắc họ đã dám hi sinh thời giờ lo chôn cất. Tất cả chỉ vì họ không muốn bị kẹt lại sống với Cộng sản, không muốn con cái họ sống với Cộng sản. Trong 30 năm với ít nhiều hiểu biết về con người Cộng sản, họ đã quá ghê tởm cái chế độ phi nhân coi con người như những dụng cụ không hơn không kém, trói buộc và đối xử với con người như đàn nông súc chỉ biết có mỗi một điều: sản xuất để mang lại lợi nhuận cho bộ máy cầm quyền và đảng viên Cộng sản. Chị Buôn không biết gì về lý thuyết Cộng sản nhưng kinh nghiệm xương máu với Cộng sản thì chị có thừa: cha, hai người anh ruột của chị đã bị Cộng sản giết Tết Mậu Thân 1968.

Về hai gia đình mới chết, chị Buôn nghĩ dù có dã man đến mấy thì quân Cộng sản cũng phải chừa trại gia binh ra vì toàn là đàn bà, con nít vô tội. Sao họ nỡ bắn hoả tiễn vào trại gia binh như thế? Họ có còn là con người không hay đã mất hết nhân tính xuống hàng thú vật?
Khoảng 9 giờ sáng, anh Buôn đẩy cửa bước vào nhà, chị Buôn và mấy đứa nhỏ chưa kịp mừng thì anh đã hối, vừa nói vừa thở:
“Mấy má con đeo đồ lên vai và theo tôi đi!”
Chị Buôn nhìn chồng:
“Giờ đi đâu, hả anh?”
Anh Buôn gắt:
“Thì nói đi là cứ đi. Đi theo tôi! Không còn giờ để cà rề cà rà!”

Chị Buôn và mấy đứa con riu ríu đeo túi lên vai. Một cái ba-lô quan trọng thì chị tròng vào vai cho anh mặc dầu ở vai kia, anh đang đeo khẩu M16 và mấy gắp đạn. Cửa khép hờ, vả lại giờ này cũng chẳng biết sao hơn; vợ chồng anh Buôn và mấy đứa con bương bả ra khỏi nhà.

Hôm đó là sáng ngày 23-3-1975.
Anh Buôn dẫn vợ con ra mé lộ, vợ chồng con cái xăm xăm đi ra phía bờ biển. Chợt anh thấy một chiếc xe Lam ba bánh đang chạy ngược chiều về phía anh. Chiếc xe Lam của người quen, anh Năm Quảng Ngãi đang bon bon trên đường. Anh Buôn giơ tay chận xe lại, lúc đó Năm Quảng Ngãi cũng đã nhận ra bạn. Anh ta ép sát lề.
“Anh chị và các cháu đi đâu đây?”
“Tụi tui ra bãi biển Chu Lai. Anh Năm cho vợ chồng tui và các cháu ra đó được không?”
“Anh Buôn tính đón tầu Hải quân vào Sàigòn sao?”
Vốn bạn thân thường nhậu nhẹt với nhau, Buôn phải nói thật, vả lại nhìn bầu đàn thê tử của Buôn, người ta cũng đoán anh định đi đâu.
“Tui không giấu gì anh, vợ chồng tui và các cháu tính ra bãi biển xem có tầu Hải quân thì vào Nam với ông bà ngoại các cháu mà không được như vậy thì ra tới Nha Trang có gia đình ông bà nội các cháu cũng được.”
Năm sốt sắng:
“Lên xe đi, tôi chở dùm anh chị và các cháu ra bãi biển. Nhưng ở ngoài đó giờ này đông lắm rồi. Sáng đến giờ tôi đã chở cả chục chuyến, lại còn mấy xe khác nữa. Có người ngủ đêm rồi ở bãi biển.”

Vợ chồng anh Buôn và con cái leo lên, chẳng biết sẽ ra sao, thôi đành phó thác cho định mệnh.

Khi xe tới nơi, Buôn thấy một rừng người mà ngán ngẩm. Tầu nào chở cho hết đám người này? Ở ngoài xa có mấy chiếc tầu Hải quân mầu xám đang đậu và mấy chiêc ca-nô chạy qua chạy lại nhưng với số người đứng kín một bãi biển mà nếu đếm ra có ít cũng hơn vài chục ngàn, tầu bè đâu mà chở cho hết? Dầu sao anh cũng vẫn hi vọng. Nhất là chị Buôn, sống chết gì chồng, các con chị và chị cũng phải rời nơi này.

Cuộc sống êm đềm của miền Trung từ năm 1954, sau khi chia đôi đất nước đã làm cho tâm tư chị chỉ nghĩ đến những người lính như chồng chị hằng ngày hằng đêm xả thân để bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho Dân chủ,Tự Do, tượng trưng cho An bình, No ấm.

Anh Buôn bồng con Bi, đeo súng đạn và ba-lô. Chị Buôn dắt thằng Chưởng vì bồng nó một lúc đã quá mỏi. Vai chị đeo cái túi xách trong có bi-đông nước và ít gói mì để có cái mà ăn cầm hơi trên tầu. Con Lệ dắt tay thằng Tung, thằng Tung nắm lấy tay ba má nó vì anh Buôn đã dặn cả nhà cẩn thận kẻo lạc, lúc được lên tầu mà còn thiếu một đứa thì coi như phải ở lại hết.

Một rừng người xơ xác, mặt mày thất thần như gà phải cáo đứng khít vào nhau nhìn ra biển, chỗ mấy chiếc tầu Hải Quân Quân lực VNCH đang đậu. Không có một tiếng cười dù là của trẻ nít mà chỉ nghe những tiếng bàn tán nhỏ nhỏ của người lớn và thỉnh thoảng tiếng khóc của con nít. Trong cuộc đời của chúng, chúng chưa từng thấy một lần như thế này. Xớn xác, lo âu, hỗn độn, đau khổ và mệt mỏi. Một rừng người đông như thế nhưng không có người đứng ra chỉ huy.

Người ta lội dần dần ra phía biển để hi vọng lên tầu trước. Ai cũng chỉ nghĩ đến gia đình mình và tìm mọi cách bảo bọc cho chu toàn. Có mấy người đàn bà đứng khóc rưng rức vì lạc chồng, lạc con. Không phải chỉ có gia đình quân nhân Sư đoàn 2 Bộ Binh mà còn đủ mọi thành phần xã hội ở nhiều nơi tụ tập về đây vì nghe đồn tầu Hải Quân Việt Nam Cộng hoà sẽ đón hết đưa vào Nam. Người ta bí mật truyền tai nhau ở Sàigòn sắp có Chánh phủ Hoà hợp Hoà giải Dân tộc gồm ba thành phần: Việt Nam Cộng Hoà, Mặt trận giải phóng miền Nam của Việt cộng và thành phần trung lập, không thuộc phe nào. Có một số chính khách và nhà tu hi vọng mình sẽ đứng trong các thành phần đó để tham gia Chánh phủ, để lại ăn trên ngồi trốc, danh tiếng vang lừng.

Người ta cũng đồn từ Nha Trang đến Quảng Trị sẽ nhường cho Bắc Việt, sẽ theo chế độ Cộng sản. Còn từ Nha Trang trở vào miền Nam sẽ thuộc Chánh phủ ba thành phần. Vì vậy, cách gì cũng phải rời miền Trung cho sớm để bảo đảm một cuộc sống dễ thở dù là bỏ lại hết mọi thứ. Cuộc di cư năm 1954 đã cho nhiều người cái kinh nghiệm ấy. Mất hết cũng được nhưng còn Tự Do, Dân chủ là còn tất cả. Mất Tự Do, Dân chủ là mất hết.

Người dân Việt đã mất rất nhiều lần rồi lại bắt đầu làm lại nhưng họ nghĩ chẳng thà như thế hơn là ở lại sống với bọn người phi nhân, tàn độc, mất gốc, tay sai Cộng sản Quốc tế.
Hoà Hợp hoà giải, họ nghĩ vậy - dù có Cộng sản trong đó - vẫn còn khả quan hơn toàn Cộng sản. Kể từ tháng 7-1954, người dân từ vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương trở vào đến mũi Cà Mau và ra tới tận các đảo Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa đã quá sợ chủ nghĩa Mác Xít, chủ nghĩa sắt máu chỉ đem lại đau khổ, chết chóc, đói rét, nô lệ, lầm than cho người dân.

Bỗng đám đông ồn ào và náo loạn hẳn lên. Người ta đã nhìn thấy mấy chục người đàn ông bơi ra xa và được ca-nô đón, đưa lên tầu lớn vì tầu lớn sợ mắc cạn không dám vào sát bên trong. Người ta ùn ùn lội ra đồng thời giơ tay vẫy, miệng la oai oái:”Vào thêm tí nữa, tí nữa. Sâu quá chúng tôi không lội ra được.” Hàng trăm, hàng ngàn cái miệng cùng gào, hàng ngàn bàn tay cùng vẫy, hàng chục ngàn đôi mắt cùng hướng ra những chiếc ca-nô đang đón khách. Bây giờ có phép gì phi thân ra tầu lớn để được chở vào Nam thì có lẽ không điều gì trên cõi đời này hạnh phúc hơn!
Anh chị Buôn lúng túng với mấy đứa con, nếu không, hai anh chị thừa sức bơi ra đến ca-nô vì cả hai đều biết bơi, anh Buôn bơi giỏi là khác vì ngày xưa anh theo cha anh buôn bán trên thuyền, đi hết nơi này về nơi kia để kiếm sống, đi sông nước nhiều, anh phải luyện nghề bơi cho giỏi. Đã có lúc anh tính vứt hết súng đạn đi cho rảnh tay để bồng con, từng đứa một, bơi ra ca-nô. Nhưng rồi anh lại ngần ngừ. Khẩu súng này với anh từ lâu nay giống như người bạn chí thiết. Anh ở đâu, súng ở đó; anh đi đâu, súng đi đó. Súng là vị thần bản mệnh vì không có súng, anh không biết xoay xở thế nào khi hữu sự. Súng cũng là người bạn để anh ôm ấp, nâng niu, trìu mến khi vui cũng như khi buồn. Anh nghĩ chỉ khi chết anh mới buông tay súng mà thôi. Và dù nó nặng vì cộng thêm mấy gắp đạn, anh Buôn chịu cực ôm khẩu súng, không nỡ vứt xuống biển.

Có hai chiếc ca-nô đã vào gần hơn và đón được một số khách ra tầu lớn. Nước lên đến ngang thắt lưng anh Buôn nhưng anh đã cho thằng Chưởng ngồi trên vai, hai chân nó kẹp lấy cổ anh cho chắc. Còn con Bi cũng ngồi trên vai chị Buôn đứng cách anh Buôn mấy bước. Sóng từ ngoài xô vào từng đợt làm người ta giang xa nhau và ngả nghiêng muốn té. Thằng Tung và con Lệ vẫn dắt tay nhau đứng sau bố mẹ, không dám rời nửa bước mặc dù nước đã lên đến cổ thằng Tung và đến ngực con Lệ nơi có tấm thẻ bài của anh Buôn với sợi dây, anh đã tròng vào cổ Lệ từ lúc ngồi trên xe Lam.

Người ta gọi nhau và gọi những người trên ca-nô ơi ới. Họ không chen lấn tại một chỗ vì ca-nô đi rải rác để bốc những người ra được đến mực nước sâu của ca-nô. Anh Buôn muốn lội ra chỗ sâu hơn cho ca-nô dễ đón như những người đã lên tầu nhưng còn hai đứa con: Lệ và Tung thì sao đây? Anh lấy ra mảnh vải hoa từ chiếc ba-lô đang đeo ở sau lưng mà chị Buôn đã dùng để gói những thứ lặt vặt cho khỏi rơi mất, đem buộc nó vào đầu một cây gậy mà nãy giờ anh dùng để chống đi cho vững. Anh quơ mảnh vải hoa lên trời phất qua phất lại cho người lái ca-nô chú ý. Mảnh vải của anh có công hiệu ngay. Một chiếc ca-nô xề tới làm vợ chồng anh và mấy đứa con mừng húm. Tuy nhiên, người ta đông quá, chiếc ca-nô chưa vào tới chỗ anh thì nó đã đầy người.

Khi chiếc ca-nô cứu tinh còn cách chỗ anh chị Buôn khoảng vài chục mét thì một tiếng nổ lớn phát ra trong đám đông gần chỗ anh Buôn đứng.
Người ta nhốn nháo cả lên, tiếng người lớn la hoảng, tiếng trẻ con khóc lóc, mọi người chạy dạt cả về phía trong để lộ ra một khoảng trống cho thấy máu loang ra đỏ lòm nước biển, bảy tám người bị miểng lựu đạn cắt trúng người té quị xuống nước trong đó có anh Buôn và đứa con trai trên vai anh.

Mới đầu người ta đoán rằng có lẽ Việt cộng pháo kích nhưng sau tiếng nổ đó không có nữa. Mấy anh nhà binh thường đi trận mạc thì bảo đó là một quả lựu đạn không biết từ đâu ném hoặc phóng bằng máy tới.

Chị Buôn thấy chồng và con chết ngay trước mắt nên quá hoảng kinh. Chị lùi lại phía sau theo phản ứng tự nhiên nhưng rồi chị lại bước tới ôm lấy xác chồng và xác con. Chị lúng túng với đứa con ngồi trên vai nên không biết con Lệ đã bị sóng cuốn ra phía ngoài còn thằng Tung mới bị sặc nước thì may mắn được một người đàn ông đứng gần đó đưa vào bờ. May mắn nó vẫn còn sống nhưng kiệt lực nằm đó với đám người đã chết.

Dăm sáu anh quân nhân xúm lại kéo bố con anh Buôn và những người đã chết vì trái lựu đạn vào bãi cát để nằm đó. Thân nhân bu lại khóc lóc thảm thiết còn đám đông vẫn theo dõi những chiếc ca-nô cứu tinh để may ra có được cơ hội lên tầu.

Khi chị Buôn trực nhớ đến con Lệ thì chẳng thấy nó đâu cả. Chị hoảng hồn dáo dác kiếm. Chị để anh Buôn, thằng Chưởng và thằng Tung nằm đó, gửi con Bi cho người đàn bà cũng có con chết đang ngồi đó, xong chị trở xuống biển chỗ lúc nãy vợ chồng con cái chị đứng, chị khua chân quơ tay xem xác con Lệ có còn dật dờ ở đó không vì chị tin chắc nó đã chết sau tiếng nổ dữ dội vừa nãy. Có mấy người đứng xung quanh đó cũng tìm giùm cho chị nhưng một người đàn ông đứng gần đó nói:
“Con bé khoảng 9 hay 10 tuổi mặc cái áo xanh, quần đen, cổ có đeo cái thẻ bài của lính là con chị sao? Nó được một người trên ca-nô nhào xuống nước bơi vào vớt nó đưa lên ca-nô ra tầu lớn rồi. Thật là may mắn cho nó!”
Chị Buôn khóc rưng rức, nước mắt đổ ra như suối:
“May mắn gì đâu ông. Cả nhà tôi 6 người, chồng tôi và một đứa con chết, xác còn nằm trên kia, tôi và hai đứa em nó sống dở chết dở, chỉ có mình nó lên tầu, cũng coi như mất tích. Chẳng thà người ta đừng bắt nó đi mà để nó lại cho tôi vì tôi chỉ có nó là lớn.”

Mấy chiếc ca-nô rước thêm được khoảng vài trăm người nữa đưa ra mấy chiếc tầu lớn rồi người ta kéo những chiếc ca-nô lên và tầu chạy ra khơi.
Đám đông di tản hụt ở bãi biển Chu Lai tản mát dần vì nghe nói bộ đội Cộng sản sắp đến. Nhờ mấy anh em nhà binh quen biết cũng trong trại gia binh giúp đỡ, chị Buôn mua săng ván làm lễ an táng cho chồng và đứa con thân yêu, bạc số rồi ba mẹ con thu nhặt đồ lặt vặt ra khỏi Khu Gia binh trước khi cán bộ Cộng sản đến đuổi nhà. Chị cố quên Lệ đi vì mỗi lần nhớ đến nó, chị lại khóc.

***
Lệ được đưa lên tầu Hải quân với chiếc thẻ bài đeo toòng teng nơi ngực. Người ta thấy có khắc tên: Lê văn Buôn Số quân: ..... Họ hỏi Lệ. Lệ nói đó là tên ba nó, ba Buôn của nó, bị lọt lại với má và ba đứa em tại bãi biển Chu Lai. Mới đầu Lệ sụt sùi khóc nhưng có người đàn bà ngồi gần bảo nó khóc không ích gì. Nó cắn răng nghe lời bà này, làm theo những gì người ta chỉ bảo. Tiếng nổ làm cho nó ù tai nhưng cái sợ làm nó quên cả. Kể từ lúc quả lựu đạn nổ, nó gần như mê đi cho đến khi có người vớt nó đưa lên ca-nô rồi lên tầu.

Người vớt nó lên ca-nô và đưa nó lên tầu, nhận nó là con nuôi là một Thiếu Uý Hải quân mới ra trường. Sau thời gian huấn luyện dài đằng đẵng, tim anh còn đầy ắp tình người dành cho đồng hương và cả nhân loại. Ước mơ của anh là những chuyến hải hành xa, đi đến chân trời góc biển, đi đến những đô thị lớn hoa lệ, nguy nga, ngợp ánh đèn về đêm và nườm nượp xe cộ, người đi bộ trên hè phố ban ngày.

Anh tên Lê trọng Nghĩa, 28 tuổi, quê quán ở miệt Thủ dầu Một, ra trường với hạng cao trong số hơn 60 sinh viên tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang và hiện là một sĩ quan ưu tú của Giang đoàn 240 đóng ở miền Trung. Nghĩa hiện còn độc thân, anh chưa hề nghĩ đến chuyện lấy vợ. Anh nghĩ có thể phải 35 tuổi trở lên anh mới lập gia đình. Vợ con vào, một người Sĩ quan Hải quân nói riêng, một Sĩ quan hàng hải nói chung không thể đi đây đi đó được. Mà làm cái “nghề biển” như thế lại ru rú ở xó nhà thì đi Bộ binh cho xong.

Chiếc tầu Nghĩa và Lệ về đến bến Bạch đằng Sàigòn vào tuần đầu tháng 4-1975, đang lúc Sàigòn lên cơn sốt y như miền Trung mấy tuần trước. Nghĩa đưa Lệ đến gửi vợ một người bạn trong trại Sĩ quan bến Bạch đằng, lại gửi tiền và nhờ Xuân Hà, tên vợ người bạn, đi mua sắm quần áo và những thứ cần thiết hàng ngày cho Lệ. Xuân Hà nhìn Nghĩa rồi nhìn Lệ và hỏi nhỏ Nghĩa:
“Con bé xin được ở đâu mà xinh quá vậy? Tốn vài tạ gạo nữa là đã ra dáng tiểu thư rồi. Anh lựa hay lắm.”
Nghĩa nghiêm nét mặt bảo Xuân Hà:
“Chị đừng nghĩ vậy. Ba má nó và ba đứa em còn kẹt lại Chu Lai. Chỉ có mình nó được tôi cứu lên tầu. Tôi nhận nó làm con nuôi.”
Xuân Hà tính đùa thêm một câu nhưng thấy mặt Nghĩa lạnh như tiền nên không dám cợt nhả nữa.

Ngày 28-4-1975, Nghĩa lại mang Lệ lên một chiếc tầu Hải Quân HQ thực lớn để chạy sang Guam. Nghĩa con một, cha mẹ Nghĩa đã lớn tuổi muốn sống và chết ở Thủ dầu Một nên không đi mặc dầu trong thời gian ở Sàigòn, Nghĩa đã cải trang về thăm và mời ông bà đi.

Sau 5 tháng ở trong trại tạm cư ở Guam, Nghĩa và Lệ được một nhà thờ bảo trợ đi South Carolina. Từ đây, Nghĩa xin Basic Grant của tiểu bang để vào Đại học học Kỹ sư cơ khí. Ngoài giờ học, Nghĩa đi làm part time cho tiệm Sears ở downtown để lấy tiền chi phí ăn ở cho hai cha con. Nghĩa xin cho Lệ vào học ở trường tiểu học địa phương, có xe bus nhà trường đưa đón mỗi ngày và ăn sáng, ăn trưa miễn phí vì hai cha con Nghĩa chưa có lợi tức. Nghĩa chỉ thêm bài vở cho Lệ mỗi buổi tối sau khi cơm xong. Lệ thông minh nên học rất nhanh. Để giúp ba Nghĩa, nó biết đặt nồi cơm điện, luộc rau, luộc trứng, làm những món giản dị rồi chờ ba Nghĩa về ăn cơm.

Mặc dầu vào ngang thiếu căn bản 4 lớp đầu (học trình Hoa Kỳ), nhưng Lệ đã học xong lớp 5 Việt Nam, Lệ học lại với ba Nghĩa và một cô giáo Mỹ dạy kèm (tutor) tất cả những gì cần thiết chưa được học ở các lớp dưới, nhất là Anh ngữ, vì vậy Lệ tốt nghiệp Trung học lúc mới 17 tuổi với điểm trung bình 4.0, một thành tích vượt mức ngay với học sinh bản xứ.

Nhiều lúc Lệ nhớ ba má, nhớ các em day dứt nhưng nghe ba Nghĩa khuyên, Lệ phải cố quên. Lệ cũng nghĩ và tự nhủ lòng, có khóc, có nhớ ba má và các em cũng không làm được gì, chỉ cản trở việc học. Đã từng ở trong cảnh nghèo của cha mẹ ở Việt Nam, Lệ biết được đi học thế này là một diễm phúc vì vậy Lệ cố gắng và chăm chỉ hết mức. Ba Nghĩa cũng khuyên Lệ, sau này có thể có bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, khi ấy Nghĩa sẽ tìm cách hỏi thăm tìm ra tung tích ba má và các em Lệ. Lệ nghe thế lại tạm yên lòng và hi vọng.

Mùa Thu năm đó, Lệ vào trường Đại học Y khoa South Carolina. Sau 3 năm, Lệ lấy Cử nhân Sinh Vật học với lời khen của Hội đồng Giám Khảo. Lệ chuyển qua học ngành Nhãn Khoa (Opthalmology). Năm 1990, Lệ đậu bằng Bác sĩ Nhãn Khoa hạng tối Ưu với lời ngợi khen của Ban Giám Khảo. Lệ được mời dạy môn Nhãn Khoa cho Sinh viên cùng trường. Lệ hỏi ý kiến ba Nghĩa, sau đó Lệ xin khất cho đến khi trở về từ Việt Nam.
***

Tốt nghiệp xong, Lệ bàn với ba Nghĩa, lúc này đã có vợ và một đứa con trai 2 tuổi, ba Nghĩa đồng ý, Lệ đi mua vé máy bay về Việt Nam tìm cha mẹ và các em. Sau hơn 10 năm bế quan toả cảng cả nước sắp chết đói, lúc này (từ 1985) chế độ bắt buộc phải mở cửa cho kinh tế thị trường nên cũng dễ dàng cho Lệ đi lại.

Lệ và một người bạn thân về đến Chu Lai vào một buổi chiều mùa Hạ năm 1990 sau khi đã lặn lội đi bằng đủ thứ xe từ Sàigòn ra miền Trung. Sau 15 năm, quang cảnh cũ đã thay đổi nhiều. Có những căn nhà mới mọc lên nhưng cũng có nhiều căn trại cũ biến mất. Chỉ có bãi biển, trông vẫn như trước mặc dù có nhiều hàng quán mọc lên bán thức ăn, thức uống cho du khách. Trại Gia binh ngày nào không còn. Lệ muốn được gặp lại những người hàng xóm của ba má Lệ ngày xưa như vợ chồng bác Sáu, vợ chồng chú Đàm, vợ chồng cô Bé...để hỏi thăm về cha mẹ và các em nhưng đi quanh quanh làng xóm, Lệ không kiếm ra một người quen cũ.

Lệ đeo cái thẻ bài vào cổ như ngày 23-3-1975 ra bãi biển Chu Lai, nhà nào Lệ cũng vào hỏi thăm và cho con cái họ quà bánh Lệ đem từ Hoa Kỳ về, giơ chiếc thẻ bài cho họ coi và hỏi thăm xem có ai biết ba má và các em Lệ không? Nhưng tuyệt nhiên không ai biết. Vốn đã có định kiến, Lệ xin phép chính quyền sở tại, không quên quà cáp cho họ, để mở phòng mạch khám mắt miễn phí cho mọi người. Một Nữ bác sĩ Hoa Kỳ, cô Ruthie O’Brien, bác sĩ gia đình, vốn là bạn thân và cùng ra trường một ngày với Lệ, cùng đi với Lệ về chơi thăm miền Trung Việt Nam, nhân dịp cũng bỏ đồ nghề ra khám bệnh và cho thuốc cùng những lời khuyên hữu ích để phòng ngừa bệnh tật. Các gia đình đến khám mắt và khám tổng quát, nhất là những ông già bà cả đều được hỏi về Trung sĩ Lê văn Buôn, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 Bộ binh vào tháng 3 năm 1975 nhưng không một ai biết. Mỗi buổi chiều khi khám bệnh xong, Lệ và Ruthie thường ra bãi biển Chu Lai ngồi ngắm sóng và ngắm hoàng hôn trên biển, nghe những tiếng rì rào của sóng biển chạy vào bờ rồi lại trườn ra xa. Thấy bạn buồn vì không tìm ra gia đình, Ruthie lựa lời khuyên nhủ và hỏi Lệ có còn muốn đến nơi nào khác để kiếm không? Lệ nghĩ chỉ có hai nơi khác ba má Lệ có thể ở là Nha Trang, quê của ba và Trà Vinh, quê của má. Lệ nói cho Ruthie nghe những nơi Lệ hi vọng nhiều nhất, sau đó Ruthie khuyên Lệ nên đi Nha Trang.

Nha Trang không hứa hẹn nhiều cho việc tìm kiếm vì Lệ đã đến đây gần một tuần, đi khắp nơi hỏi nhưng không ai biết cựu Trung sĩ Lê văn Buôn và vợ con.
Lệ thất vọng hoàn toàn, thầm nghĩ chỉ còn một nơi nữa là Trà Vinh. Nếu tại Trà Vinh cũng không có tung tích thì coi như gia đình Lệ đã bị tiêu tán trong hoặc sau ngày 23-3-1975. Nghĩ đến đó, Lệ cảm thấy buồn muốn khóc. Ba má và các em đi hết chỉ để lại mình con thôi sao, thế thì con có sống cũng mang mối u hoài đau khổ ấy suốt đời! Thà con ở lại nhà chia sẻ những đau khổ với ba má và các em rồi chết chung một huyệt cũng là xong một kiếp người. Lệ buồn khôn tả và khóc mỗi đêm về nhưng không dám cho Ruthie biết.

Một buổi sáng, Lệ cùng Ruthie mướn một chiếc xe hơi với tài xế để đi thăm Hòn Chồng, nơi thắng cảnh đẹp có tiếng của Nha Trang. Thật ra Lệ không còn tâm trí đâu ngoạn cảnh vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nhưng để chiều Ruthie, Lệ cho Ruthie đi nơi này nơi kia chụp hình lưu niệm và dọc đường có thể tìm vào các quán ăn ngon, các khách sạn sang trọng mướn phòng ngủ qua đêm. Lẽ ra trong chuyến đi này, Lệ mang theo vị hôn phu là bác sĩ Vĩnh quang Dũng, chuyên khoa bệnh tiêu hoá, tốt nghiệp trước Lệ 3 năm và hai người quen nhau khi cùng làm việc trong một bệnh viện nhưng Dũng phải đi Á căn Đình dự một Đại Hội Y Khoa toàn cầu về bệnh tiêu hóa, đại diện cho Bộ Y Tế Hoa Kỳ.

Còn vị hôn phu của Ruthie có cha già đang nằm bệnh viện chữa trị bệnh tiểu đường nên anh cũng không thể theo Ruthie đi du lịch Việt Nam được.
Sau khi đã dạo chơi bãi biển hơn hai tiếng đồng hồ, Lệ đề nghị tài xế chở vòng qua con đường phía sau, nơi đây lưa thưa có dăm cái nhà trên bãi cỏ hoang. Phong cảnh quá tiêu sơ và u buồn, không có bóng một đứa trẻ. Lệ và Ruthie bàn với nhau đi xuống cuối con đường rồi trở lại, trở về thành phố Nha Trang.

Mới đi thêm một khoảng ngắn, đột nhiên chiếc xe bốc khói ở máy. Tài xế vội cho xe ngừng lại và kiểm soát máy thấy máy cạn khô không còn một giọt nước. Anh ta hoảng hồn tắt máy và ngơ ngáo đi tìm xung quanh để kiếm nước châm vào máy. Đó đây, ngoài con lộ đắp bằng đất đỏ thì toàn là gò đống và bụi cây mọc lưa thưa, tít tắp xa mới thấy vài mái tranh hiện trên nền trời xanh lơ. Lệ và Ruthie phải ngồi chờ dưới gốc cây cho bớt nắng trong khi bác tài lội bộ đi tìm nước.

Chợt Lệ trông thấy một đám người lố nhố trên một cái gò, cách xa Lệ khoảng 400 mét. Lệ chợt nghĩ hay là họ đào huyệt chôn người chết như hồi còn bé Lệ đã thấy ở Chu Lai nhưng sao không nghe tiếng khóc cũng không thấy quan tài.Trí tò mò thúc đẩy Lệ vào đó coi xem sao. Lệ cũng có ý nghĩ giúp đỡ công việc họ đang làm, nếu họ quá nghèo, cần đến một, vài chục đô-la của Lệ.

Lệ nói cho Ruthie nghe ý nghĩ của mình, bảo Ruthie ngồi đó chờ mình nhưng Ruthie không chịu, đứng lên cùng đi với Lệ. Hai cô gái cứ tưởng gần và ruộng khô, nào ngờ coi vậy nhưng khoảng cách khá xa và có những chỗ nước ngập mắt cá, hai cô phải tháo giầy cầm trên tay để đi.
Khoảng sáu, bảy người vừa đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ cắm cúi nhìn vào một cái lỗ huyệt đang đào do 4 thanh niên khoẻ mạnh, người cầm xẻng xúc đất đổ vào mê tre, kẻ bê đất đổ lên bờ, để dần dần hiện ra tấm nắp thiên bằng gỗ đen sì một cái quan tài.

Từ xa lội tới, hai cô gái đã bị những cặp mắt tò mò của đám người trên gò nhìn thấy và theo dõi. Khi hai cô tới gần, tất cả đều ngừng tay nhìn chằm chằm như nhìn một hiện tượng lạ.
Họ quá lạ lùng bởi từ xưa đến nay chưa có người ngoại quốc nào ăn mặc đẹp đẽ thế kia - đám người cho rằng cả hai cô là gái Mỹ, Pháp, Anh, Úc chi đó, lại lội ruộng vào cái gò này để coi cải mả.
Phải, họ đang cải mả. Họ đào cốt người thân chết đã lâu năm, bỏ sang một cái tiểu sành, kiếm chỗ thuận tiên, gần gũi hơn đặt xuống.

Lệ mở lời khi nhìn một người đàn bà lam lũ, già yếu, mặt mày nhăn nheo:
“Chào các bác, các chú, các anh, các chị. Cháu là người Việt sống tại Hoa Kỳ về thăm quê hương. Các bác, các chú đang cải táng cho thân nhân, phải không ạ?”
Nghe cô con gái nói tiếng Việt, cả đám người thật ngạc nhiên. Sao cô gái trông như Mỹ này, chỉ khác mớ tóc đen, lại là người Việt, nói tiếng Việt thạo quá. Họ bỏ xẻng cuốc đứng vây xung quanh hai cô gái. Người đàn bà lớn tuổi trả lời:
“Phải, người ở dưới huyệt là chồng tôi, chết từ năm 1975.”
Lệ nghe giọng nói người đàn bà có điều ngờ ngợ nhưng chưa dám tin là mình có thể đúng. Nhân tiện, cứ hỏi thăm xem có ai biết được ba mình không? Lệ chìa tấm thẻ bài đeo trong ngực áo ra cho họ coi, nói:
“Tấm thẻ bài này của ba tôi. Tôi không biết gia đình ông còn sống không và nay ở đâu. Ông tên là Trung sĩ Lê văn Buôn.”
Người đàn bà trân trối nhìn Lệ xong ngập ngừng nói:
“Thế này thực không phải. Xin lỗi...Có phải tấm thẻ bài này của lính Việt Nam Cộng hoà và cô là ...Lệ phải không?”
Điều Lệ nghi ngờ đã đúng. Giọng nói người đàn bà và nhìn kỹ từ đầu đến chân, Lệ thấy đúng là má Lệ, không còn sai vào đâu được. Lệ ôm chầm lấy bà khóc rưng rức:
“Má ơi! Con đây, Lệ của má đây. Má còn nhận ra con không?”
Bà Buôn, phải, vì người đàn bà đó chính là vợ goá của Trung sĩ Lê văn Buôn, càng ôm chặt Lệ hơn. Bà rên rỉ:
“Lệ ơi, má đâu có ngờ Trời Phật còn cho gia đình mình ngày hôm nay. Người nằm dưới huyệt kia chính là ba con đó. Quả lựu đạn ngày 23-3 đã giết ba và thằng Chưởng. Còn lại hai đứa đứng kia, thằng Tung, con Bi giờ đã lớn từng đó.”

Lệ quay ra ôm hôn đứa em gái và thằng em trai. Chúng cũng xúc động nhưng không xúc động bằng má Lệ và Lệ vì khi xẩy ra biến cố tan nát gia đình, chúng còn quá nhỏ.
Bà Buôn hỏi Lệ:
“Con đeo tấm thẻ bài này 15 năm nay để đi tìm ba má và các em phải không?”
“Dạ, đúng thế má. Con đi tìm ba má và các em vì con đâu biết ba đã hi sinh ngày hôm đó.”
Ruthie đứng ngó mấy mẹ con ôm nhau cũng xúc động nhưng trong ánh mắt cô đọc thấy những tia sáng hân hoan vô bờ của bạn và của mẹ của bạn. Chuyến đi hoàn toàn thành công quá sức mong mỏi, cô lẩm bẩm.

Bốn thanh niên lại tiếp tục đào. Họ cậy tấm nắp thiên. Bộ xương người đen sì lõng bõng nước. Ruthie nhìn thấy sợ quá phải đứng tránh ra xa. Cô đã quen với xác chết trong các bệnh viện nhưng không phải là bộ xương đã rữa mục này. Lần đầu tiên Lệ nhìn thấy bộ xương cải táng nhưng Lệ không sợ mà Lệ muốn đứng thật gần để nhìn cho rõ hình hài của người cha đã sinh ra mình. (dunglac.org)

Khi má Lệ hỏi Lệ vì sao biết mà vào đây. Lệ thuật lại từ đầu tới cuối, vì sao xe phải ngưng lại, bác tài xế phải đi kiếm nước đổ vào máy xe để đi tiếp v.v...

Bà Buôn thắp lên mấy cây nhang và hai ngọn nến trong khi mấy người đàn ông đổ rượu trắng ra cái chậu sành và rửa từng khúc xương cho sạch, lấy giấy bản lau khô xong xếp vào một cái tiểu sành mầu đất nung đỏ quạch. Trong số người lo chuyện cải táng, có chú Năm thợ hồ có nhiều kinh nghiệm. Chú vừa làm vừa chỉ dẫn cho mấy anh thanh niên làm. Chú nói:
“Tôi học nghề cải táng từ năm mới 16 tuổi mà năm nay đã 55, coi như 39 năm trong nghề mà tôi chưa thấy một vụ nào lại linh thiêng như Trung sĩ Buôn đây. Nghe cháu Lệ vừa nói thì cháu đã để tâm tìm ba má cháu nhiều năm nhưng không ra tung tích; đến bữa nay hồn thiêng Trung sĩ dun dủi làm cho chiếc xe hơi đang chạy ngon lành bỗng hết nước ở ngay khúc đường này, xe bốc khói xuýt cháy máy và từ đó cháu Lệ mới có cơ hội lặn lội vào cái gò này vì tính tò mò và cũng vì tính thương người, muốn giúp đỡ người nghèo. Vì thế mà Trời Phật không bỏ cháu.”

Bác tài xế đã lặn lội đi xin được một bình nước đổ vào xe. Thay vì hai thanh niên phải khiêng chiếc tiểu sành, giờ này chiếc tiểu sành được bỏ lên xe, mọi người về nghĩa trang gần nơi cư ngụ của gia đình bà Buôn.

Nghe Lệ kể sơ lược từ lúc được ba Nghĩa nuôi vớt lên tầu và được học hành ở Hoa Kỳ, hiện đã là một bác sĩ Nhãn khoa Hoa Kỳ, tiền bạc dư dả, tương lai sáng lạn, bà Buôn quá sung sướng lại khóc. Bà chạnh lòng nghĩ đến người chồng bạc phước đã chẳng được sống thêm để nhìn thấy sự thành công của đứa con gái ông yêu quý nhất đời.

Huyệt mộ cho cái tiểu sành đựng nắm xương của người cha bạc số của bác sĩ Vivian Le đã đào xong, nhỏ và nông nên đào rất nhanh. Lần này nó không nằm trên gò đất chung quanh là sa mạc sỏi đá, cây cỏ hoang vu mà ở trong một nghĩa trang đẹp đẽ bên ngoài thành phố Nha Trang.
Khoảng 4 giờ chiều, mọi việc hoàn tất, bà Buôn, Lệ và hai đứa em của Lệ thắp hương, sụp quỳ, vái lậy, khấn khứa. Lệ cố hết sức giữ cho khỏi quá xúc động nhưng khung ảnh trắng đen của cha Lệ trước mặt lúc nào cũng như đang nhìn Lệ âu yếm làm Lệ tràn nước mắt và cái ngày độc địa 23-3-1975, tại bãi biển Chu Lai, lại hiện rõ mồn một như Lệ đang đứng sát bên cha Lệ, bám vào tay ông cho khỏi sóng đánh ra xa.
Nỗi buồn năm xưa dù chưa quên được nhưng hiện tại vẫn là đáng sống. Mẹ con bà Buôn đành phải khép lại trang sử đẫm máu của gia đình và của xóm giềng, thân thuộc để xây dựng ngày mai tươi sáng hơn.
Lệ đã đưa tiền cho má và em đi chợ mua các thức ăn về làm một bữa cơm đãi đằng chòm xóm và những người thân thuộc, trả công hậu hĩ cho những người cải táng hôm đó. Ai cũng tấm tắc khen  sao lại có cái thần giao cách cảm đó để mà đến đúng chỗ, đúng lúc, gặp lại mẹ và em và nhìn được hài cốt của cha. Chuyện thực mà khó tin, xẩy ra như trong một giấc mơ.

Nhờ có nghề nghiệp cao và lợi tức vững vàng lại công dân Mỹ của Lệ, hơn hai năm sau bà Buôn và Tung, Bi đã đoàn tụ với Lệ ở Hoa Kỳ.
Bà Buôn lập một ban thờ, một bên để tấm ảnh cuối cùng của thằng Chưởng khi nó 3 tuổi, một bên treo tấm thẻ bài, ở giữa ban thờ là bát hương, có bài vị và khung ảnh đen trắng của Trung sĩ Lê văn Buôn, người Chiến sĩ kiêu dũng VNCH đã hi sinh vì Tổ quốc, người chồng, người cha thân yêu vẫn luôn luôn như đang mỉm cười với vợ và các con!

Xuân Vũ Trần Đình Ngọc

(Trích Tuyển tập Truyện Ngắn “Những Con Dốc Đứng” Đông A xuất bản, tại Hoa Kỳ 1999)     

Bài được quan tâm

 
-

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Ngày Quân Lực VNCH với Ngọc Đan Thanh


Đại tá Quách Hải Lượng: Từ năm 1979 Trung Quốc đã phân hoá được đội ngũ cán bộ cao cấp của Việt Nam

Đại tá Quách Hải Lượng: Nguyên Trưởng Phòng tác chiến quân chủng Phòng không; Nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh 1981-1986.
Bài học thứ nhất: Bằng thông tin và chiến tranh tâm lý, Trung Quốc đã làm cho chúng ta bị tê liệt trước khi nó đánh thật, đó là bài học đau nhất; 

Bài học thứ 2: Ta đã chuẩn bị suốt từ năm 1978, làm tuyến phòng thủ Sông Cầu theo lệnh của ông "Cố Duẩn"; thế nhưng chủ trương chuẩn bị đối phó với Tàu không được thống nhất trong Bộ chỉ huy cao nhất. Đồng chí Lê Duẩn đã chỉ thị như thế nhưng tại sao đồng chí Văn Tiến Dũng lại không phát triển; 

Bài học thứ 3: Trên mặt trận cụ thể người chỉ huy cao nhất không bị bất ngờ nhưng thời điểm chiến thuật ta bị bất ngờ; 

Bài học thứ tư: Trung Quốc đã đánh ta ruỗng nát về mặt tinh thần, (làm cho chúng ta mất cảnh giác) mà chúng ta không hề biết; Đến nỗi chiều hôm trước ngày 17/2 đồng chí Thượng tướng Đàm Quang Trung còn đứng ở xã Quang Lang Cao Bằng nói rằng: Cho kẹo Trung Quốc cũng không dám đánh ta, không đánh được ta đâu??? Chúng ta đã bị tê liệt về ý thức cảnh giác với Trung Quốc (Thượng tướng Đàm Quang Trung trước đó là Tư lệnh Quân khu Việt Bắc, thời điểm 1979 ông được rút về Hà Nội )... 

Sáng hôm 17/2/1979 tôi đã có mặt để trực ban tác chiến, đến buổi trưa tôi mới về nhà ăn cơm thì bà vợ tôi đi nghe tuyên giáo nói chuyện chưa về, khi bà về tôi hỏi vợ tôi đi đâu về đấy ? Bà vợ tôi trả lời là đi nghe Tuyên giáo nói chuyện... Tôi hỏi: Tuyên giáo nói cái gì? Tuyên giáo nói: Cho ăn kẹo Trung Quốc cũng không dám đánh mình??? Tôi bảo vợ tôi: Thưa bà chị, chúng nó đánh bọn em từ sáng rồi đấy... 

Bằng chiến tranh thông tin, tâm lý, Trung Quốc đã làm tê liệt ý thức cảnh giác của rất nhiều người. Nguy hiểm thế đấy. Cho nên chúng ta bị thất bại ban đầu và bị thiệt hại thì chúng ta bị thiệt hại về mặt tinh thần trước khi nó đánh phá ta gây thiệt hại về mặt vật chất... 

- Thưa bác, thời kỳ đấy năm 1979 Trung Quốc đã sử dụng con bài kinh tế để mua chuộc, khống chế ta chưa? 

- Thực ra từ năm 1973 họ đã không còn viện trợ cho ta... Trung Quốc đã chống Liên Xô, nó đã đi với Mỹ, đã tuyên bố là sẽ đánh Việt Nam mà ta vẫn không cảnh giác? Khi gặp Tổng thống Mỹ Carter Đặng Tiểu Bình tuyên bố sẽ đánh Việt Nam ? Carter có hỏi lại: Ông đánh Việt Nam không sợ trời sập à ? Đặng Tiểu Bình đáp lại: Anh cao hơn tôi, tôi thấp hơn anh, nếu trời sập thì anh chết trước...Carter khuyên Đặng Tiểu Bình nên tranh thủ sự đồng tình của Nhật Bản. Đặng Tiểu Bình lập tức bay sang Nhật lúc quay về; Lúc qua Nhật để tranh thủ sự đồng tình của Nhật, Đặng Tiểu Bình đã cúi xuống hôn lá cờ Nhật để mong được sự ủng hộ của Nhật??? Đó là những bằng chứng, tư liệu lịch sử... 

Trong quá trình tác chiến, chúng tôi đã đi cả trong nam ngoài bắc thì thấy chúng ta bị ruỗng nát về mặt tinh thần, đi đến đâu cũng thấy nhân dân không nắm được âm mưu của Trung Quốc, người ta dùng đài đóm của Trung Quốc cho... Đi đâu cũng thấy nhân dân trả lời: Chúng tôi không biết gì đâu, chúng tôi được tin vua Đặng sắp qua đây, Trung Quốc tốt lắm... 

Khi vào đến Huế gặp một số trí thức hỏi họ về chuyện Trung Quốc đánh ta, một số trí thức trả lời tôi: Nếu ông Thiệu quay lại đây, chúng tôi còn suy nghĩ; Còn nếu Trung Quốc đánh ta nhất định phải đánh ! Câu trả lời nói lên 2 ý: lựa chọn chế độ chính trị thì chúng tôi có quyền chọn; Còn nếu bảo vệ Trung Quốc thì lòng người dân nhất định phải đánh quân Trung Quốc xâm lược!!!

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Trần Quang Thành Việt Nam và Trần Quang Thành Trung Quốc


Trân Quang Thành (Việt Nam)

Trần Quang Thành Trung Quốc.


Trần Quang Thành, một người dân Hà Nội. Nghe tới tên Trần Quang Thành, với phản ứng tự nhiên đầu tiên, chúng ta nghĩ ngay rằng nhân vật ấy là người Việt Nam. Điều ấy quả không sai.

Trần Quang Thành Việt nam có thật (và câu chuyện của ông ta có khi còn đau thương hơn chuyện ông Trần Quang Thành bên Tàu) Ông là một người Việt sinh sống, làm việc và phục vụ chế độ Cộng sản miền Bắc. Để chính xác hơn, chúng ta có thể gọi ông ấy là Việt Cộng, và trở thành nổi tiếng do cách đối xử cạn tàu ráo máng của chính quyền Cộng sản Việt Nam.
Sinh năm 1941, sau khi tốt nghiệp bậc trung học tại Hà Nội, năm 18 tuổi ông Trần Quang Thành gia nhập ngành truyền thông. Từ 1959 đến năm "ngừng bắn" 1973, ông là phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam. Từ 1974 ông chuyển sang làm phóng viên dặc trách các đề tài thời sự, chính trị, ngoại giao, quân sự cho đài truyền hình Việt Nam suốt 22 năm. Trở về từ chiến trường Miên với một chân bị thương tật năm 1982, số phận ông tưởng đã có thể an nhàn, với nhiệm vụ "ngồi mát ăn bát vàng", lo xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo phóng viên cho các đài truyền hình địa phương, và chuyên về thủ tục nhập cảng máy móc cho ngành truyền thanh truyền hình trực thuộc Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Phát thanh Truyền hình Sài Gòn.

Dưới danh xưng "nhà nước và nhân dân cùng làm, địa phương và trung ương cùng làm," cơ quan của ông Thành cố vấn cho các địa phương tiến hành xây dựng đài, lên danh sách nhập cảng máy móc và phương tiện kỹ thuật để trang bị, nhưng việc xoay sở để có ngoại tệ là việc của địa phương. Trong thực tế, sau khi cơ quan của ông Thành xin được giấy phép rồi, tập đoàn tham nhũng ở "Viện Nghiên cứu" dùng tiền vốn của các đài địa phương để nhập cảng những thiết bị theo nhu cầu tiêu thụ ngoài thị trường. Sau khi máy móc về nước, họ mang ra chợ trời Huỳnh Thúc Kháng bán lại, lấy tiền lời đút túi, còn tiền vốn tiếp tục mua sắm thiết bị nữa, cuộc kinh doanh bằng vốn kẻ khác quay vòng trên tờ giấy phép xây dựng đài truyền hình địa phương… Khi ông Thành đặt vấn đề, lãnh đạo cơ quan thách thức ông cứ việc phúc trình.

Trân Quang Thành (Việt Nam)
Bản báo cáo chi tiết của Trần Quang Thành dẫn đường cho công an mở cuộc điều tra, thu hồi số hàng hóa trị giá gần 30 ngàn đô của thời giá năm 1987, và dẫn đến chỗ cả bản thân ông Thành lẫn người con gái mất việc. Để hợp pháp hóa việc trói tay ông Thành, năm 1988, lãnh đạo cơ quan đẩy ông trở về Hà Nội, vẫn trong sổ lương của đài truyền hình Việt Nam nhưng ông bị vô hiệu hóa, ngồi chơi xơi nước, và lãnh trợ cấp thất nghiệp để sống qua ngày.
Để thoát cảnh ăn không ngồi rồi, Trần Quang Thành trở lại viết báo, mở đầu là phóng sự "Đường dây buôn bán phụ nữ qua biên giới", phơi bày ra ánh sáng đường dây trải dài từ Hà Nội, Hải Phòng vào tận Nha Trang, Cần Thơ, Sài Gòn để xuất cảng chui đàn bà con gái Việt Nam qua Mã Lai, Ma Cao và Miên phục vụ thị trường tình dục. Sau khi phóng sự được truyền thanh, công an đến gặp để xin ông cung cấp tài liệu cho họ phá án. Lần này, ông Thành không cho. Tác giả bài báo tâm sự: "Tôi không còn tin công an. Tôi đã có quá đủ kinh nghiệm sau vụ chống tham nhũng lần trước ở Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Phát thanh Truyền hình Sài Gòn rồi. Lần ấy công an cũng yêu cầu tôi cung cấp tài liệu để phá án, nhưng sau khi thủ đắc tài liệu và chứng cớ, công an đã gặp riêng để thông đồng với bọn tham nhũng, và nhận chìm xuồng vụ án. Kết quả chỉ có hai bố con tôi mất việc".

Lần này, bị Trần Quang Thành từ chối, công an báo cáo cho Tổng Bí Thư Đỗ Mười; ông Mười cho thư ký xuống truyền lệnh Trần Quang Thành phải cung cấp tài liệu, vào dạo tháng 10/1989. Với tài liệu cụ thể, chỉ trong vòng 1 tuần, công an Hà Nội "phá" xong vụ trọng án, và kết quả là bọn xã hội đen bắn tin cho biết hoặc sẽ giết, hoặc sẽ làm cho anh nhà báo thân tàn ma dại. Như thế, rõ ràng chính công an đã tiết lộ cho các hung thủ biết người cung cấp tài liệu là Trần Quang Thành.

Vài tháng sau, trùng hợp với quyết định của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về công tác chống buôn lậu thuốc lá nước ngoài, Trần Quang Thành lại viết phóng sự "Đường dây buôn lậu thuốc lá ngoại bằng đường bưu điện và đường hàng không". Mấy hôm sau, lại cũng Tổng Bí Thư Đỗ Mười cho người xuống ra lệnh cho ông cung cấp tài liệu để phía công an phá án.

Đúng là công an có "phá" án, nghĩa là thay vì bắt chính thủ phạm đưa thuốc lá từ Nam ra Bắc là Vinh Lé, Hà Nội lại cho tuyên đọc lệnh bắt Cường Ngọng, thằng bé 16 tuổi con của Vinh Lé, trong khi Vinh Lé đứng đấy xem công an lập biên bản. Trần Quang Thành phản đối. Ngày hôm sau, khi công an ầm ỹ xe pháo tới diễn vở tuồng bắt Vinh Lé, thì thằng bố đã bỏ trốn từ khuya. Tháng 3/1991, chúng đưa thằng con ra tòa, và thằng bé vô can bị tuyên án 3 năm tù. Mấy tuần sau, vào một đêm đầu tháng 4 Vinh Lé đã trở về. 12 giờ đêm, công an hình sự do trung tá Đỗ Kim Tuyến đột nhập vào nhà để bắt, Vinh Lé xuất chưởng bằng tờ lệnh 'ngưng truy nã' do Nguyễn Đức Nhanh, trung tá trưởng phòng cảnh sát điều tra xét hỏi ký. Thế là cuộc bắt giữ đã bị vô hiệu hóa. Để biết mạng lưới mafia đang ngang nhiên thao túng bên trong bộ máy chính quyền Việt Nam thế nào, chúng ta chỉ cần biết hiện nay Nguyễn Đức Nhanh là trung tướng Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh 2 thuộc Bộ Công an Việt Nam kiêm Giám đốc Công an thành phố Hà Nội kiêm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Quận Ba Đình, Cầu Giấy của thủ đô Hà Nội.

Ngay sau màn công an tép riu đụng đầu lệnh 'ngưng truy nã', ký giả Trần Quang Thành phổ biến bài báo "Ông Nhanh ký nhanh quá!", trong đó tác giả nói huỵch toẹt rằng lực lượng công an chỉ bảo vệ cho bọn tham nhũng chứ không hề bảo vệ cho lực lượng chống tham nhũng. Ba tháng sau, tác giả bài báo mới thấm thía hết hậu quả của ngòi bút mình. 5g30 sáng 4/07/1991, khi ông Trần Quang Thành đang cởi trần và mặc quần xà lỏn quét sân nhà chuẩn bị cho người con gái bày hàng quán bán bún ốc, riêu cua, một thanh niên trên dưới 20 tuổi ghé vào hỏi "chú ơi cho cháu hỏi nhà báo Trần Quang Thành ở đâu?" Liền sau khi ông Thành trả lời "Là tôi đây", hắn đã hắt nguyên một ca đầy acid vào mặt Trần Quang Thành.

Lượng acid quá nhiều tạt vào mặt và chảy dài xuống hai cánh tay ông Thành, làm nạn nhân phải đi cấp cứu và trải qua 15 cuộc giải phẫu, rồi nằm điều trị tại bệnh viện trên một năm. Ngày nay, hai cánh tay còn đầy những vết sẹo cháy dính da, mắt trái mù, mất cả miệng lẫn mũi, thương tật tới 81%, riêng khuôn mặt bị tàn phá và biến dạng đến độ ghê rợn (xem trong hình đăng kèm), mặc dù đã được tái tạo phần nào những chỗ trên khuôn mặt đã bị chất cường toan ăn mất đi.

Trong thời gian này, gia đình ông đã gửi đơn lên phòng cảnh sát điều tra của công an thành phố, để rồi được đội trọng án của công an Hà Nội và đội cảnh sát điều tra công an quận Đống Đa vào bệnh viện thăm hỏi, và báo cho nạn nhân biết "vụ án của bác đã được báo cáo lên bộ rồi. Trung Tướng Phạm Tâm Long, thứ trưởng thường trực Bộ Nội Vụ đã chỉ đạo một ban chuyên án. Sở Công An Hà Nội cũng có một ban chuyên án do ông Vũ Đình Hoành làm trưởng ban. Chúng tôi đến đây để làm nhiệm vụ thu thập bằng chứng". Về sau, ông Thành kể "họ giao hẹn với tôi là tuyệt đối tôi không được cung cấp tư liệu cho các báo. Vì khi các báo đăng vụ của tôi lên, nếu có người vào bệnh viện giết tôi để thủ tiêu chứng cớ thì phía công an không chịu trách nhiệm".
Từ chỗ ông TQT đã im lặng để bảo toàn tính mạng, không một tờ báo nào trong nước biết để loan tin về vụ tạt acid này. Mười bốn tháng sau, đến khi nạn nhân Trần Quang Thành xuất viện, vụ án vẫn chìm xuồng. Tới tháng 11/1992, tờ Tuần Tin Tức đăng bài "Nỗi Đau Người Mẹ", kể về bà mẹ của Trần Quang Thành, người từ năm 1960 đã từng nhận nuôi 30 đứa trẻ mồ côi, vừa cho đi học chữ vừa học nghề. Sau ba mươi năm đóng góp, người mẹ nay chỉ có một người con trai duy nhất đang lâm cảnh tàn tật không nơi nương tựa. Bài báo lọt vào mắt Đỗ Mười, ông ra lệnh cho Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội và Bộ Nội Vụ 'làm rõ' vụ này. Nghe được tin này, ông Thành đến thẳng công an Hà Nội để hỏi xem về tiến triển vụ án, để được đại tá phó giám đốc công an phụ trách an ninh Phạm Chuyên cho xem toàn bộ sổ họp giao ban ngày ông Thành bị tạt acid 4/07/1991, trong đó hoàn toàn không có bất cứ báo cáo nào về trường hợp ông Thành bị đòn thù.
Việc bưng bít vụ án ngay từ đầu đã thành công tuyệt diệu. Không tin vào mắt mình, Trần Quang Thành đến hỏi ông Nguyễn Văn Tình, phó giám đốc công an phụ trách tổ chức lực lượng, ông ta cũng thề rằng ông ta không hề biết gì cả. Chưa nản, nạn nhân xin gặp Phạm Tâm Long, thứ trưởng thường trực Bộ Công An. Ông Long cũng nói không biết gì hết. Ở chỗ riêng tư, cả hai ông Tình và Long đều xác nhận với ông Thành nếu như đừng bị bưng bít thì vụ này chỉ cần nửa tháng hay 10 ngày là tóm được thủ phạm ngay. Tiếp theo, bà trung tá Thủy, Đội trưởng Đội Trinh sát Hình sự Công an Hà Nội mời nạn nhân đến, và nhìn nhận với ông Thành là trong vụ án này công an Hà Nội "có tiêu cực".
Trần Quang Thành, người dân Hà Nội, một bánh xe trong guồng máy cai trị của cộng sản đã rút ra bài học. Ông kết luận: "Tôi phản đối chuyện họ làm ăn gian dối; họ lại thách thức tôi: 'nói thật với bác, đó là cả một bộ máy có bánh xe nhỏ bánh xe to. Bác mà đi ngược bánh xe bác sẽ gãy. Kinh nghiệm của bác đấy!'"

Ngoài bản thân bị tàn phế, hành động chống tham nhũng của Trần Quang Thành còn làm con gái ông liên lụy. Cháu thất nghiệp phải đi bươn chải để nuôi một đứa con không cha, nhiều lúc cùng đường phải vào bệnh viện "hiến máu" để nhận được tiền thù lao bồi dưỡng. Rồi một lần đang cho máu thì người mẹ bị trụy tim và gục. Hôm 12/08/2004, con gái ông Thành đã vĩnh viễn ra đi, bỏ lại cho ông đứa cháu ngoại. Trần Quang Thành tìm tới gõ cửa cả nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng để chỉ nhận được an ủi và lời khuyên suông.

Gần đây, sau khi trả lời phỏng vấn của các đài VOA và Á châu Tự do, trong đó vạch mặt chế độ thối nát và bất nhân, nhà báo Trần Quang Thành cảm thấy sống trong nước không còn an toàn nữa nên phải chọn giải pháp bỏ Hà Nội ra đi. Biết rằng tị nạn chính trị sẽ gây khó khăn cho con cái và thân nhân ở lại, ông Thành đã quyết định xin định cư cùng con trai ở Slovakia (một phần đất trước năm 1993 còn là lãnh thổ Tiệp Khắc) từ tháng 8/2008.
Xuất hiện trong cuộc phỏng vấn của đài SBTN hôm 22/06/2011, ông cụ 70 tuổi Trần Quang Thành bật khóc dễ dàng như một đứa bé thơ khi kết thúc câu chuyện thương tâm của chính mình và ngỏ lời cảm ơn đồng bào Việt Nam ở hải ngoại đã quyên góp tiền bạc gửi về giúp ông trang trải trong những lần giải phẫu. Nạn nhân không đưa ra một lời hô hào chính trị nào, nhưng với chỉ một khuôn mặt tàn phá ghê rợn của ông cũng đủ để thế giới thấy bằng chứng tội ác và sự dã man của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã cưu mang và sản sinh.

Gia đình "phản động" ở tỉnh Sơn Đông
Ngày mồng hai tết Nhâm Thìn, mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền TQ (Chinese Human Rights Defenders, www.CHRDnet.com) báo tin hồi tháng 10/2011 thằng bé 10 tuổi Trần Khắc Duệ, con trai luật sư mù Trần Quang Thành, đã dùng dao cắt trái cây để tự cắt vào tay mình, với hy vọng sau khi nhập viện vì vết thương, bố mẹ em có thể đến thăm em. Nghe tin con vào nhà thương, người mẹ là Viên Vĩ Tĩnh, vợ anh Trần Quang Thành, tìm mọi cách để đi thăm con, nhưng mỗi lần đi đều bị công an bắt lại, đánh dập, và giam lỏng tại nhà. Đã lâu lắm, từ tháng 9/2008, mẹ con chị không gặp nhau. Trong tình trạng chồng chị bị quản thúc tại gia sau khi được phóng thích từ khám đường hồi tháng 9/2010, thằng bé phải sống với ông bà ngoại, và vợ chồng chị liên tiếp bị chính quyền địa phương từ chối đơn xin thăm con.
Trần Quang Thành sinh ngày 12/11/1971, là một nhà hoạt động nhân quyền tại địa phương Đông Sư Cổ thôn nơi anh cư ngụ thuộc tỉnh ven biển Sơn Đông. Khác với Trần Quang Thành bên Việt Nam vì chống tham nhũng nên bị đồng chí tạt acid làm mù mắt, mắt Trần Quanh Thành của Sơn Đông mù từ tấm bé, sau một lần bị sốt cấp tính thừa sống thiếu chết. Trong đêm đen dài một đời, Trần Quang Thành mù luôn cả chữ, cho đến 1994 là năm anh ghi tên theo học trường trung học Thanh Đảo dành cho người khiếm thị, và ra trường năm 1998. Tốt nghiệp trung học, anh phải nhờ anh em ruột mình đọc giúp các sách về luật pháp cho anh học nhằm tiết kiệm thời gian. Sau đó, anh ghi danh theo học ở Viện đại học Y khoa Nam Kinh thêm 3 năm, từ 1998 đến 2001, chuyên khoa về châm cứu và tẩm quất. Tốt nghiệp lần này, anh quay về quê cũ và kiếm được một chân lo đấm bóp trong bệnh viện Nghi Nam. Vừa đi làm, vừa tiếp tục trau dồi thêm về luật pháp, đủ trình độ để giúp đỡ dân chúng trong xã ấp khi họ cần. Kiến thức luật pháp thu thập được, anh sử dụng để bênh vực cho quyền lợi phụ nữ và người nghèo khó nên được dân ở đây gọi bằng cái tên "luật sư đi chân đất". Anh nổi tiếng vì dám dấn thân chống các vụ lạm quyền của chính quyền trong việc áp dụng chính sách "mỗi gia đình chỉ được sinh một con", một chính sách phát sinh bất công, bạo lực và đưa đến quá nhiều vụ cưỡng buộc phá thai.

Kinh nghiệm mà luật sư họ Trần học được khi tiếp cận chính quyền, là vào lần anh lặn lội về Bắc Kinh hồi 1994 để xin chính phủ xét lại mức thuế mà nhà nước áp đặt lên gia đình anh. Là diện tàn tật, lẽ ra anh phải được miễn thuế và các thứ phụ phí. Từ thành công này, TQT vội tưởng rằng đời là một bài toán dễ, hai với hai nhất thiết sẽ là bốn. Anh tự nguyện đứng ra làm đơn cho những người tàn tật khác không thể đóng nổi thứ sưu cao thuế nặng mà họ phải gồng gánh. Tiến thêm bước nữa, anh tổ chức dân làng tiến hành các chiến dịch chống lại bất công xã hội. Năm 2000, Trần Quang Thành tập hợp người trong xã ấp mình và 78 người địa phương khác, để ký tên tập thể, chống lại một nhà máy giấy xả hóa chất nhuộm bột giấy độc hại ra sông, làm mùa màng bị hủy hoại và các giống thú hoang hiếm quý bị tuyệt chủng.

Nhưng tới năm 2005 vụ làm tên tuổi anh dậy sóng mới bùng nổ. Lần này, TQT được thế giới biết tới sau khi anh tiến hành một vụ kiện chính quyền thành phố Lâm Nghi về sai phạm của họ trong việc cưỡng bức chính sách "một con". Cán bộ địa phương này đã cưỡng ép trên 7.000 phụ nữ phải triệt sản và phá thai khi thai nhi đã lớn, cận kề ngày sinh, trong khi trên danh nghĩa, luật pháp quốc gia ngăn cấm các biện pháp thất nhân tâm ấy. Trong vụ này, anh nêu đích danh nhiều quan viên đã có hành vi bắt giữ trái phép và tra tấn dã man người thân thích của những đối tượng tìm cách trốn tránh hay chống đối các biện pháp triệt sản và phá thai ấy.
Nhân danh các phụ nữ bị xử ức, Trần Quang Thành nạp hồ sơ kiện bộ máy chính quyền thành phố Lâm Nghi, làm dân làng tỏ thái độ công khai đồng tình với anh. Anh lại lặn lội về Bắc Kinh để tìm cách đòi chính quyền bồi thường cho các phụ nữ đã bị biến thành nạn nhân. Lần này anh trượt vỏ chuối. Đảng và nhà nước gạt hồ sơ, không xử. Phần thưởng dành cho anh là phóng viên tuần báo TIME tìm gặp anh để phỏng vấn, rồi tường thuật nội vụ khiến cả thế giới để mắt vào. Bài báo đã làm Ủy ban Quốc gia về Kế hoạch Dân số và Gia đình TQ phải mở cuộc điều tra vào tháng 8/2005.
Qua tháng kế, ủy ban này thông báo một số viên chức cao cấp của Lâm Nghi bị bắt, nhưng chính Thành cũng bị quản thúc tại gia từ tháng 9/2005, sau khi anh không thỏa thuận "làm việc" với chính quyền để bãi nại và rút đơn khiếu tố. Đến tháng 10, anh trốn về thủ đô để tìm cách liên lạc với các đầu mối liên lạc tại Bắc Kinh, nhưng đã bị chặn bắt, bị đánh đòn, và áp giải về lại địa phương. Họ tố cáo anh nhận tiền bạc của ngoại bang để tiến hành các chiến dịch chống phá đảng và chính phủ trong nước. Với tội danh này, người ta dẫn anh đi khỏi nhà vào tháng 3/2006, và Ủy ban Nhân dân thành phố Lâm Nghi chính thức đọc lệnh bắt giam anh từ tháng 6/2006, và sẽ ra hầu tòa vào ngày 17/07. Giờ chót, phiên tòa bị đình hoãn tới 18/08/2006, vì dân chúng tập trung trước pháp đình để ủng hộ cho TQT. Một ngày trước tòa khai mạc, công an đã bắt cả 3 luật sư ghi tên biện hộ cho anh. Kế đó, hai người được thả ra sau khi điện thoại di động của họ bị tịch thu.
Riêng Hứa Chí Vĩnh, người luật sư của Công ty Dịch vụ Luật pháp Ức Thông nắm vững tường tận nhất chi tiết các vụ cưỡng bức phá thai trong hồ sơ khiếu tố của Trần Quang Thành, đã bị công án giam giữ vì tội lấy trộm ví của một người đàn ông khác. Ngày xử án, luật sư của anh bị cấm vào tòa, và anh không được biện hộ thích đáng. Ngày 24/08/2006, sau phiên tòa chớp nhoáng kéo dài trước sau đúng 120 phút, Trần Quang Thành bị tuyên án 4 năm 3 tháng vì tội “phá hại tài sản và tổ chức bọn côn đồ để làm gián đoạn giao thông công cọng”. Luật sư Hứa Chí Vĩnh chỉ được thả ra sau khi phiên tòa kết thúc.

Vụ án Trần Quang Thành được bà Margaret Beckett, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, chọn làm trường hợp điển hình của bản báo cáo về nhân quyền của chính phủ năm 2006, để chứng minh chủ trương của nhà cầm quyền TQ thực hành cách tùy tiện áp dụng luật pháp và hiến pháp. Ngày 30/11/2006, tòa án huyện Nghi Nam y án Trần Quanh Thành, rồi ngày 12/01/2007, Tòa Hòa giải Lâm Ấp bác đơn kháng án của anh luật sư mù to gan dám một mình chống đối chính quyền Cộng sản.

Vào ngày 8/09/2010, sau khi thi hành trọn vẹn bản án, anh được phóng thích, nhưng vẫn còn dưới chế độ quản chế, tức bị giam lỏng như các cựu sĩ quan VNCH khi học tập về, tại Đông Sư Cổ thôn nơi anh đăng ký hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, cả Trần Quang Thành lẫn chị vợ Viên Vĩ Tĩnh đều coi thường công an, và cứ tìm cách liên lạc với thế giới bên ngoài qua băng video hay thư tín. Đáp lễ lại, công an đánh đập cả vợ liền chồng, cũng như tịch thu tài liệu, dụng cụ liên lạc của họ.
Nhà nước cũng ưu ái cắt điện, và gắn các tấm sắt lên cửa sổ để phá sóng nhà họ. Việc sách nhiễu của chính quyền nhằm vào gia đình anh TQT, bao trùm cả đứa con trai bị cách ly của họ. Thằng bé Trần Khắc Duệ thoạt đầu bị cấm tới trường, đồ chơi bị công an lập biên bản tịch thu. Sau đó, mỗi lần cháu đi học, có 3 tên công an bám theo như canh giữ một điệp viên; mỗi ngày như mọi ngày, chúng lục soát sách vở và cặp của cháu, xem kỹ từng trang, từng dòng chữ viết trong các cuốn tập. Tại trường, cháu không được ra khỏi lớp. Về nhà cháu không được ra khỏi cửa. Phần mẹ của anh TQT, một cụ bà tuổi 80, đang bị thấp khớp mản tính, ra đồng làm việc thì bị công an theo sát từng bước để quấy phá, nằm nhà thì không được gặp con cháu tới thăm để mang cho bà thuốc men trị bệnh.
Có lần một viên chức đảng cặp tay mẹ anh rồi xô bà té ngữa, đầu đập vào khung cửa, chắc đau lắm, nên bà đã bật khóc. Đã thế, công an còn mắng TQT rằng vì anh mà đảng và nhà nước đã tốn kém hết 60 triệu Nhân dân tệ (9 triệu rưỡi đô) để giữ anh mù trong tình trạng quản thúc tại gia. Năm ngoái, báo New York Times tường thuật rằng một số đông người ủng hộ và kẻ ngưỡng mộ đã tìm cách chọc thủng hàng rào công an để vào thăm vợ chồng anh luật sư mù, nhưng đã bị đuổi lui.
Trong một ít trường hợp, mấy người này còn bị đòn vọt tả tơi, bị đập đánh tàn bạo, bị trấn lột không thương tiếc bởi công an - những người có súng. Vẫn còn những kẻ khác nóng lòng muốn tới tận nơi để chia sẻ với người luật sư tật nguyền, trong số đó có các ký giả, các nhà ngoại giao châu Âu, luật sư và trí thức. Hồi tháng 11/2011, dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith đã tìm cách tới thăm chính thức, nhưng giấy xin phép của ông bị từ chối. Bà Clinton, Ngoại trưởng Mỹ, mô tả rằng chính phủ Mỹ đang báo động vì chính phủ TQ kéo dài việc giam cầm một người đấu tranh ôn hòa; bà kêu gọi Bắc Kinh mở một lộ trình đối xử với dân khác hơn.
Các tổ chức hoạt động nhân quyền mô tả tình trạng quản chế của Trần Quang Thành là "phi pháp", và kêu gọi nhà chức trách trả tự do cho anh. Các người ủng hộ anh không ngớt mở các chiến dịch trên mạng để hỗ trợ anh. Vào tháng 11/2011, Christian Bale cùng đi với một toán ký giả của đài CNN tới tìm gặp TQT nhưng vì đám công an không coi xi-nê nên tài tử lừng danh người Anh đã bị đấm, đá, bị xô đẩy thô bạo, đúng bài bản kiểu công an cộng sản. Đoạn băng video ghi lại chuyến đi này đã cho khán giả thấy Bale và các ký giả truyền hình Mỹ bị ném đá, rồi một chiếc minivan đã rượt đuổi theo xe của họ suốt 40 phút mới thôi. Bale lên tiếng sau đó rằng anh tìm đến chỉ với một mục đích tỏ tình đoàn kết với một trong những nhà hoạt động cho nhân quyền mà anh hằng ủng hộ mục đích, và đến, anh chỉ mong muốn được gặp gỡ và bắt tay để nói với TQT rằng việc làm của con người khuyết tật ấy đánh động suy tư của người diễn viên tới mức độ thế nào.
Sau khi các tổ chức nhân quyền công bố tình trạng giam lỏng của vợ chồng anh hôm 9/12/2011, cả vợ lẩn chồng đã bị kẻ lạ mặt xông vào đánh nhừ đòn. Tin tức vụ đánh đập này lọt ra ngoài nước, làm Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Ngoại giao Anh, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế, Tổ chức Ân xá Quốc tế phải lên tiếng, kêu gọi nhà chức trách TQ phải thực sự phóng thích anh, và gọi anh là "tù nhân lương tâm". Trần Quang Thành là người trúng giải thưởng Hòa Bình Ramon Magsaysay năm 2007 của Phi Luật Tân - giải thưởng được coi là Nobel của châu Á. Ngoài ra, tạp chí TIME của Mỹ ghi tên anh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng trên thế giới nhất năm 2006.

Hình do tòa Ðại Sứ Mỹ ở Bắc Kinh cung cấp cho thấy Luật Sư Chen Guangcheng (Trần Quang Thành, trái) nói chuyện với Ðại Sứ Mỹ Gary Locke hôm 2 tháng 5. (Hình: U.S. Embassy Beijing Press via Getty Images)

Trèo tường
Ngày 22/04/2012 vừa qua, chờ đến khi bóng đêm phủ xuống xóm làng, Trần Quang Thành đã trèo bức tường do nhà nước dựng lên bao vây quanh nhà anh. Ra ngoài, như con mèo, anh nhẹ nhàng len lỏi khỏi nhiều trạm canh bủa chặt quanh căn hộ dùng làm tù ngục giam giữ anh. Là một người mù, giờ giấc nào trong ngày cũng là đêm đối với anh; ban ngày hay ban đêm chẳng có gì khác biệt.

Bạn anh, nhà hoạt động dân chủ Hồ Giai, kể rằng Trần Quang Thành đã quyết tâm vượt ngục từ lâu, và đã thai nghén trong đầu ý nghĩ đào hầm để trốn, nhưng đã thất bại. Trong vài tuần trước lần tẩu thoát sau cùng này, TQT đã không hề ló mặt ra khỏi nhà lúc ban ngày, để tạo cho công an ấn tượng rằng anh đang bị bệnh nằm bẹp gí trên giường. Giữ liên lạc với mạng lưới hoạt động của những nhà tranh đấu nhân quyền qua một điện thoại di động chuyển chui vào trước đó, anh đã được hướng dẫn từng nước bước, từng đường đi, vượt qua đỉnh bức tường chắn quanh nhà, và xuyên qua các các trạm canh dày đặc như mắc cữi.
Mặc dù anh chẳng còn xa lạ gì với khung cảnh và địa hình làng xóm với không biết bao nhiêu lần tới lui từ thuả bé, nhưng cuộc chạy trốn của một người mù trong đêm hôm khuya khoắt cũng chẳng thể giống như cuộc vượt ngục của một người với hai con mắt lành lặn như chúng ta. Nhìn đường và định hướng bằng hai lỗ tai, anh đã té ngửa té sấp không ít hơn 200 lần. Hai mươi tiếng đồng hồ sau khi rời nhà, anh đã tìm đến được vị trí qui ước trước, nơi Hà Bội Dung, một phụ nữ làm nghề "bán cháo phổi" vừa là nhà hoạt động dân chủ bí mật, đang chờ ở đó. Với cô giáo Hà Bội Dung làm tài xế, anh đã được một dây chuyền của những nhà hoạt động dân chủ vận chuyển chui đến thủ đô, để mất thêm mấy ngày sắp xếp bố trí nữa, trước khi anh lọt vào đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh.
Sau khi anh biến mất khỏi căn hộ tù ngục của mình ở Sơn Đông, nhiều thân nhân và một số anh chị em trong dây chuyền những nhà hoạt động dân chủ TQ đã bị công an bắt, hoặc đã mất tích. Ngày 27/04, Hồ Giai cho hay TQT đã được phép lánh nạn bên trong sứ quán Mỹ, nhưng khi báo chí quốc tế hỏi, sứ quán không xác nhận, cũng chẳng phủ nhận. Tin tức tiếp tục lan truyền ra, là Trần Quang Thành không tìm cách rời lãnh thổ TQ, nhưng hy vọng sẽ có thể mặc cả với chính phủ, để tiếp tục sống như một công dân bình thường, ở trong nước.

Tờ New York Times mô tả rằng sứ quán Mỹ chứa chấp Trần Quang Thành sau khi đã chỉ thị lãnh sự quán Thành Đô từ chối cho trưởng công an thành phố Trùng Khánh tị nạn trong vụ Bạc Hy Lai, đã tự gánh vào thân "một tình trạng ngoại giao khó xử" đúng thời điểm mà Hoa Kỳ đang tìm cách cải thiện quan hệ với TQ, nhằm được TQ hậu thuẩn trong các tiến trình ngoại giao khác với Iran, Sudan, Syria và Bắc Hàn. Đã thế, ứng cử viên đảng Cộng Hòa ông Mitt Romney còn tìm cách dồn Barack Obama vào chân tường, bằng cách kêu gọi đương kim tổng thống phải làm bất cứ điều gì có thể để bảo vệ cho Trần Quang Thành không bị trả về tình trạng bị bắt giam, như đã quay lưng với Vương Lập Quân.
Chỉ còn mấy bữa nữa là ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đáp xuống Bắc Kinh để dự họp Hội nghị Cao cấp Thường niên về Chiến lược và Kinh tế với TQ. Nhưng chuyện không thể chờ. Ngày 29/04, ông Kurt M. Campbell, phó ngoại trưởng được gởi tới trước để dàn xếp vụ Trần Quang Thành có mặt bên trong sứ quán Mỹ, đúng lúc người luật sư khiếm thị cho phát trên trang YouTube đoạn băng anh xuất hiện trong một căn phòng tăm tối ở một địa điểm bí mật, nhấn mạnh mối lo rằng chính phủ sẽ tiến hành các biện pháp trù dập và trả thù thẳng tay nhắm vào người thân thích của anh, đồng thời anh đưa ra 3 yêu cầu với Thủ tướng Ôn Gia Bảo: 1) những viên chức chính quyền địa phương từng hà hiếp gia đình anh phải được đem ra tòa xử; 2) an ninh của gia đình anh phải được bảo đảm; và 3) chính phủ TQ phải xét xử các vụ tham nhũng đúng theo qui định của luật pháp. Trần Quang Thành đã nêu đích danh tên tuổi nhiều viên chức hành chánh và công an địa phương đã đích thân đánh dập anh và chị vợ, cũng như biến cuộc sống của đứa trẻ con anh thành một cuộc đọa đày.
Anh nói rõ ràng từng chữ: "mặc dù hiện nay tôi đang tự do, tôi vẫn hết sức lo âu cho gia đình tôi: mẹ tôi, vợ tôi, con tôi còn trong tay bọn chúng. Chúng đã làm khổ đau những người này từ rất lâu rồi và nay chúng sẽ không từ bỏ màn trả thù điên cuồng nhắm vào họ vì sự ra đi của tôi. Màn trả thù này có thể tới mức vượt ra ngoài sự tự chế". Bản cáo trạng của người mù tiếp tục: "Tình hình thực tế ấy đã quá vô nhân đạo, chính nó bôi bác hình ảnh của Đảng Cộng sản. Ví dụ có bữa chúng xông bừa vào nhà tôi, hàng chục người đàn ông cùng đánh đá vợ tôi trong nhiều tiếng đồng hồ.
Phần kẻ tật nguyền như tôi, chúng cũng không từ nan việc dùng đòn thô bạo". Trần Quang Thành đã nêu ra tên tuổi một đảng viên CS điển hình cho những đảng viên khác. Đó là một hung thần có tên Trương Kiện, phó bí thư huyện ủy đặc trách dịch vụ luật pháp của địa phương mà TQT bị giam lỏng. "Ông này công khai tuyên bố nhiều lần rằng đừng nghĩ tới chuyện pháp luật, đừng mơ tới thông lệ, đừng tưởng tới thủ tục, đừng nói tới hiến pháp". Không thể nào rõ ràng hơn: trong các nước cộng sản, đảng viên là cha mẹ dân, là luật pháp, là hiến pháp; đảng viên là ông trời.

Trong khi đó, có tin anh ruột TQT và con trai ông ta, cũng như cha con người anh thúc bá của Thành, đã bị công an xã Đông Sư Cổ bắt, vì tội tiếp tay cho Trần Quang Thành trốn thoát. Tổ chức Ân xá Quốc tế lại kêu gọi chính quyền Bắc Kinh bảo đảm an toàn cho TQT, cho gia đình anh, và bạn bè anh, những kẻ đã giúp anh vượt trốn, họ viết: "Đây là thời điểm để tấn tuồng nhơ nhuốc này kết thúc". Trong vòng 24 giờ, tất cả những trang mạng nhận được ba chữ tắt "TQT" hay "luật sư mù" đều bị ngăn cản. Cho tới khi ông phó ngoại trưởng Mỹ đến, nhà nước TQ hoàn toàn tịnh khẩu về chuyện vượt ngục của người mù, còn báo Mỹ nói cuộc vượt thoát thành công làm rúng động tâm can các nhà hoạt động dân chủ trong nước.

Người trong âm thầm
Cũng như khi bà tới thủ đô Miến Điện để gặp người cựu tù Aung San Suu Kyi, mọi chuyện đã vỡ ra và lắng xuống, sau khi ngoại trưởng Mỹ Clinton đặt chân tới Bắc Kinh, những cuộc dàn xếp ngoạn mục và các thỏa thuận chóng vánh đã xẩy ra. Bước một, Trần Quang Thành được Mỹ công khai bảo đảm an ninh. Đích thân đại sứ Hoa Kỳ tại TQ ông Gary Locke hộ tống TQT tới bệnh viện Triều Dương để khám và chữa trị vết thương ở chân. Bước hai, ông Lưu Vi Dân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ tuyên bố nếu TQT muốn xin xuất cảnh đi du học, nhà nước sẽ cho đi, như cho bất cứ công dân nào khác. Giáo sư Jerome Cohen, người đang cố vấn cho TQT và là kẻ trung gian xin học bổng cho người luật sư mù cho rằng du học là giải pháp trọn vẹn nhất cho cả phía hai chính phủ Mỹ và TQ, cũng như cho cả gia đình Trần Quang Thành. Nhưng trong khi thủ tục du học chưa bắt đầu, thì Viện đại học New York đã ngỏ lời mời Trần Quang Thành đến với tư cách là giảng sư vãng lai.

Câu chuyện về ông Trần Quang Thành gốc Sơn Đông sắp chấm dứt bằng cuộc sống tạm dung như người Việt chúng ta sau khi cộng sản miền bắc chiếm miền nam. Còn người phụ nữ đóng vai trò kín đáo nhất và liều lĩnh nhất trong cuộc vượt thoát từ Đông Sư Cổ thôn? Nữ giáo viên Hà Bội Dung đã bị công an bắt tại nhà cô ở thủ phủ Nam Kinh của tỉnh Giang Tô.

Đối với công dân mạng, họ biết tới cô bằng tên tiếng Anh là Pearl mà đài BBC giới thiệu khi phỏng vấn cô. Cô đã được công an thả ra hôm thứ Sáu ngày 4/05, sau khi có những can thiệp của các nhà ngoại giao cao cấp trên thế giới, với chính phủ Bắc Kinh. Trong những cuộc xuống đường của những người hậu thuẩn cho Trần Quang Thành những ngày dầu sôi lửa bỏng vừa qua, người ta mang theo cả hình của Hà Bội Dung. Cô cho BBC biết là công an đã bắt cóc cô và giam giữ suốt một tuần trong khách sạn và đã đối xử tử tế, thay vì bị đánh đập hay tù tội như những chuyến trước. Được hỏi về hành trình vượt thoát của TQT mà cô là tài xế, Hà Bội Dung tránh né nói về thành tích của mình. Đơn giản, cô nói câu chuyện của anh TQT có những điểm giống như cuộc vượt ngục trong phim The Shawshank Redemption, trong đó người lão tù quản thủ thư viện để lại câu nói "Có những con chim không thể chịu cảnh cá chậu chim lồng".

"Sự cứu rỗi đến từ nhà lao Shawshank" là một cuốn phim hay, và thú vị, lại do hai tài tử gạo cội Tim Robbins và Morgan Freeman đóng, nên xứng đáng được một nữ lưu như Hà Bội Dung nhắc tới. Câu chuyện kể về anh nhân viên ngân hàng Andy Dufresne đi tù năm 1947 vì tội bắn chết vợ và tình nhân của vợ khi hai người bị bắt quả tang đang ăn vụng. Trong nhà giam Shawshank, anh bị các phạm nhân hãm hiếp, bị đòn bầm dập vì chống trả, và bị mọi người cười vào mũi vì "trong tù ai cũng tự nhận là mình vô tội".
Cũng trong tù, anh khám phá ra anh phải vào tù mới học được cách trở thành tội phạm. Với vốn liếng kiến thức và khéo tay, tính toán giỏi, anh tạo ra một nhân vật ma tên Randall Stephens để giúp chúa ngục Norton giấu tiền, trốn thuế, và tàng trữ tiền tham nhũng bằng cách cho tù đi làm bên ngoài để kiếm lợi, cũng như tất cả tiền do Andy viết thư xin xỏ được nhằm mở rộng thư viện nhà tù mà hắn cất giữ giùm. 18 năm sau, một người tù trẻ tên Tommy xộ khám. Hắn kể lại lời một tên tù khác nói với hắn là đã giết chết một phụ nữ với nhân tình của bà, làm ông chồng bị đi tù oan.
Mẩu tin này tới tai chúa ngục, hắn ra lệnh giết Tommy để khỏi mất Andy; Andy mà lọt ra ngoài thì mọi manh mối tiền bạc của chúa ngục bị lộ tẩy hết. Nhưng Andy đã vượt ngục, một cách êm thắm, qua cái lỗ anh chàng đục xuyên bức tường dày, bằng cái búa để khắc chạm đá, lấy vữa hồ và đá nghiền nhỏ cho vào túi, rồi thả xuống sân trong lúc đi dạo, mỗi ngày một chút xíu bụi cát như các bà nội trợ nêm gia vị vào thức ăn. 19 năm liên tục và lầm lì, Andy đã mở xong cánh cửa tự do cho mình. Một đêm mưa gió sấm sét dữ dằn, Andy bò qua lỗ tường, ra đến chỗ ống cống dẫn nước thải từ các hố xí của khám đường. Chờ mỗi lần sấm chớp ầm ầm, Andy dùng đá đập một cú thật mạnh vào thành ống cống, rồi nhẫn nha chờ tiếng sấm kế tiếp.
Ông cống vỡ ra, Andy chui vào, các chất thải của con người làm anh chàng muốn lộn mữa. Nhưng anh cắn chặt răng, để đổi lấy tự do. Sáng hôm sau, mặc bồ áo quần sang trọng của chúa ngục, mang luôn cả đôi giày bóng lộn của hắn, anh ung dung vào các ngân hàng với căn cước của Randall Stephens, để đóng hết các tài khoản tiết kiệm và rút thành tiền mặt. Anh cũng gởi tới tòa soạn báo Portland Daily Bugle tất cả chứng cớ tội ác của chúa ngục. Cảnh sát tới bắt, nhưng hắn đã tự xử bằng một viên bắn vào đầu.

Có lẽ điểm cảm động nhất là phần mà Red được ra tù, tuyệt vọng với cuộc sống bên ngoài, nên thử dấn thân đi tìm bạn. Hắn tìm tới một nông trại ở Buxton thuộc tiểu bang Maine, nơi có lần Andy kể rất chi li về một cây sồi nằm chơ vơ ở cuối bức tường đá mà anh với vợ chưa cưới có kỷ niệm với nhau. Tìm tới đúng chỗ hẹn, hắn tìm thấy một xấp giấy bạc giữa cánh đồng hoang, cạnh một tờ giấy ghi rằng Andy đang cần một người để tiếp tay vào một dự án lớn, và các chỉ dẫn cách đi tìm Andy, ở thành phố biển Zihuatanejo bên Mễ, nằm trên bờ tây quay ra Thái Bình Dương. Phim kết ở chỗ hai bạn tù gặp nhau. Dự án lớn chỉ là việc tiêu dùng số tiền 370 ngàn Andy lấy ra. Phần Red vi phạm lệnh "quản chế". Còn Andy là tên tù vượt ngục sau khi bị giam giữ 19 năm do tội sát nhân mà anh là kẻ vô can.

Rất tiếc, tôi chưa bắt liên lạc được, để hỏi Hà Bội Dung rằng cô muốn ví Trần Quang Thành với nhân vật nào trong phim: Red, Andy hay ông già Brooks - người được trả tự do rồi tự treo cổ vì buồn chán?
Nguồn:thoibao-online.com/NgyThanh
-
-

Tự ái Dân tộc

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Cô sinh viên ở trọ nhà tôi, chỉ vào Laptop rồi nói liền một mạch: “Không tự ái dân tộc mới là chuyện lạ! Đúng là mặt chai mày đá! không biết hổ thẹn là gì, như thế này mà gọi là “người của công chúng” à? trơ tráo lừa bịp mọi người với cái vỏ bọc quyến rũ bên ngoài, bán rẻ nhân cách vì chủ nghĩa cá nhân, vô trách nhiệm với quê hương đất nước, bây giờ thì cả thế giới đều biết, công luận cũng nên lột những cái mặt nạ giả tạo ấy ra cho mọi người chiêm ngưỡng và đưa ra trước pháp luật cho làm tội nhân một thời gian, để biết như thế nào là Tự Ái và Liêm Sĩ của người Việt Nam”. 

Tôi ngạc nhiên, ghé mắt nhìn, trên màn hình laptop, một trang web Trung Quốc có ảnh “Hoa Hậu” Mỹ Xuân và nội dung “bán vốn tự có” xôn xao trên báo chí trong nước vừa qua.


Tôi cười thú vị hỏi nhỏ: 

- Em học khoa nào? 

- Dạ! khoa Hình Sự Đại Học Luật

À! Thảo nào (tôi nghĩ thế) quan điểm có vẻ góc cạnh gọt giũa rất “chính qui”. Tuy nhiên, nhìn vào đôi mắt trong veo long lanh của cô sinh viên vừa tập tễnh bước chân trên con đường Pháp lý, tôi hỏi lại: 

- Ngoài ra em không còn một quan niệm nào khác qua sự việc này? 

- Còn gì khác? hết báo chí trong nước, bây giờ thì nước ngoài, bộ chú cho là cô hoa hậu này bị oan?

Tôi lắc đầu cười: 

- Thưa cô “luật sư” tương lai, không phải vậy, có điều mọi sự kiện lớn nhỏ diễn ra xung quanh ta nó không đơn thuần nằm trên một mặt phẳng, mà tự nó có những mặt cắt khác nhau như mặt cắt viên kim cương mà nếu ta dễ dãi cứ nhìn nó từ một góc duy nhất mà không chịu khó nhìn toàn diện thì không thấy hết, điều đó cũng cần thiết cho những người muốn “nêm nếm” Luật Học...

- Ví dụ? – Cô SV liếng thoáng nheo mắt, hỏi lại tôi. 

Lướt trên phím một thoáng, tôi nhường màn hình cho cô ấy đọc: 

“...Mỹ Xuân tâm sự trong nước mắt, ở trại tạm giam. Cô sinh năm 1985 trong một gia đình nghèo ở Hậu Giang, ba mẹ sinh được hai chị em, Xuân là chị cả và một em trai. Cuộc sống của ba mẹ không hạnh phúc nên sớm chia tay. Cậu em trai ở với ba, còn Mỹ Xuân ở với mẹ. Nhưng do cuộc sống của người mẹ đơn thân ở một vùng quê nghèo khó không dễ gì nuôi được cô con gái đang tuổi ăn tuổi học nên Mỹ Xuân đã được gửi cho người bác nuôi. Cuộc sống của gia đình bác rất vất vả nên Mỹ Xuân phải vừa đi học, vừa đi làm thêm. 

Những ngày tháng vất vả ấy ám ảnh suốt tuổi thơ của cô, có những lúc cô ước giá như có tiền để mua một cái áo đẹp để mặc như các bạn gái cùng lứa, nhưng cái đó là ước mơ xa vời của cô khi mẹ cô đi làm trên TP.HCM, với đồng lương ít ỏi. Rồi mẹ lấy chồng khác, sinh thêm một em gái, nhưng cha dượng của Xuân không may bị bạo bệnh, không đi đứng được, mọi lo toan đều đổ dồn lên vai mẹ cô. Ngày đó, theo Xuân nói thì tiền thuốc men cho cha dượng tốn rất nhiều, vì cha dượng nằm liệt một chỗ, mẹ vừa đi làm kiếm tiền vừa nuôi em gái, nên không có tiền gửi về cho Xuân. 

Biết mẹ vất vả, Xuân không những không trách mẹ, mà cô còn thương mẹ hơn. “Có những lúc Xuân đi bán vé số để kiếm thêm thu nhập”, việc làm này Xuân không phủ nhận không dấu diếm dù khi cô đã có chút tiếng tăm. Sau đó, cô lên TP.HCM học và làm việc trong một xưởng may, Xuân rất vui vì từ đó cô được ở gần mẹ, điều mà bấy lâu nay cô ao ước….” (http://nguoiduatin.vn – hội Luật Gia VN). 

Cô sinh viên quay sang tôi cười giòn tan: 

- Thì ra, chú mài sẵn vũ khí “dữ liệu” riêng của mình, như trong vai trò luật sư để tranh biện cùng “công tố” truyền thông và dư luận, bảo vệ thân chủ “người đẹp” này? 

Tôi lắc đầu khoát tay:

- Không hề! Bởi phạm trù đạo đức truyền thống VN, không ai chấp nhận lấy lời than thở ấy làm cứu cánh để biện minh cho một hành vi mà mục đích của nó không thể hiện diện trong nhân cách (tại VN hiện nay), tuy nhiên, có điều ở một góc khuất khác, nếu chúng ta nhạy bén vận dụng tư duy để cân nhắc, đối chiếu, sẽ có một nhận diện rất thú vị. 

Khi mà vì bức xúc ngặt nghèo trong túng quẩn, để san sẻ gánh nặng cho gia đình, muốn có tiền, một cô gái không ăn cắp, cướp bóc, lừa bịp, lường gạt hay giết hại làm thiệt hại tài sản hoặc nhân mạng cho bất cứ một ai, cô ta chấp nhận bán một thứ quí giá duy nhất mà mình sở hữu đó là “nhân phẩm” của chính mình, như một món hàng, một cách sòng phẳng rõ ràng không lươn lẹo,đạo đức giả... sẽ là “có tội”, đương nhiên, tại CHXH/CN Việt Nam... Nhưng nó không là gì cả ở một số quốc gia phát triển dân chủ có giá trị và trình độ văn minh tổng quát mà chế độ CS Việt Nam hoàn toàn không có cơ hội để so bì …. 

“…Tại nước Đức. Với Luật mại dâm (Luật điều chỉnh quan hệ pháp luật của mại dâm, ngày 20 tháng 12 năm 2001) việc mại dâm tại Đức được quy định theo pháp luật. Thỏa thuận về hành động tình dục đổi lấy tiền tạo nên một yêu cầu có hiệu lực pháp luật, không còn là trái luật nữa. Tòa án châu Âu đã nêu rõ “mại dâm thuộc vào các nghề nghiệp là một phần của cuộc sống kinh tế cộng đồng nó là một thực thể không thể chối bỏ” (phán quyết của Tòa án châu Âu, ngày 20 tháng 11 năm 2001 - Rs. C-268/99). 

Ở Đức có khoảng 400.000 người Đức hành nghề mại dâm. Thêm vào đó là nhiều người mại dâm cơ hội, số lượng những người này khác nhau tùy theo định nghĩa. Trong đó ước lượng là 95% phụ nữ và 5% nam giới. 

Tại Hàn Quốc một quốc gia gần gũi với phong tục tập quán VN, mại dâm là một nghề bất hợp pháp, tuy nhiên Bộ Giới tính và Công Bằng Gia đình, ước tính mại dâm đóng góp khoảng 4% vào GDP của quốc gia này. Theo các tổ chức công dân, có khoảng 1,2 triệu phụ nữ Hàn Quốc hành nghề mại dâm (20% phụ nữ 18 đến 29 tuổi). Ước tính chính thức của chính phủ đưa ra con số gần hơn ở mức “500.000 người” Dù không hợp pháp, nhưng nhiều “khu đèn đỏ” ở Seoul vẩn hấp dẫn và sáng đèn thâu đêm!?. (Vietnamese Students' Association in Korea – VSAK) 

Viện dẫn như thế không phải là lớp sơn có gam màu tươi thắm phủ lên bức tranh Adam và Eva có thực mà nhà cầm quyền Việt Nam thường hay buông rèm che đậy, mà muốn vén lên một tấm màng khác đang phủ kín một bức tranh mà sắc màu u ám của nó chứa đựng sự bỉ ổi, bẩn thỉu xấu hổ gấp hàng “Triệu Lần” cái xấu hổ mà giới truyền thông CHXHCN/VN trói buộc cô gái “không may mắn” bán thân bị bắt kia, sự xấu hổ mà cả dân tộc Việt Nam đang cắn răng ngậm ngùi với nhân loại của thế giới còn lại …. 

Cô sinh viên tròn xoe mắt mang hình dấu hỏi nhìn tôi: 

- Là sao! Thưa chú? 

Tôi mượn lại laptop... vài cái nhắp chuột tôi cười hỏi cô SV: 

- Em thử nhận diện là ai đây? 

- Những gì còn lại của hai Hoàng Đế vương triều đế chế cộng sản XHCN thế giới chứ còn ai nữa!, cô ấy cười nói 

- Chính xác, Stalin và Lênin, trí nhớ em tuyệt vời, tôi vỗ vai khen cô ấy!. 

Tượng đài Stalin bị dân chúng hạ bệ nguyền rủa 



Nhân Dân nước Nga yêu cầu Lênin và cái CS/XHCN của ông ta đi ra chỗ khác, nơi dành cho ông ta, trả lại những gì đích thực của Nhân Dân Nga, cho nhân dân Nga. 


Thì tại Hà Nội, Lê Nin vẫn đứng “hiên ngang” trong công viên đẹp nhất thủ đô VN như “vinh danh” cho một sự sỉ nhục lên cái hồn của dân tộc Việt bởi sự nhận thức cách biệt với nhân loại trên toàn Thế Giới! do những người CSVN cực đoan, bảo thủ, cố chấp muốn che giấu một sự cuồng tín mù lòa. 


Và tượng ông HCM một “học trò xuất sắc” của Lenin, cũng đầy tội ác đẫm máu và nước mắt nhân dân như Stalin và Lê Nin, đứng đó cho một bọn người (không nhiều lắm) gọi là Lãnh Đạo CSVN núp bóng. Cũng như cô gái “Bán Thân” kia, họ, những người CS ấy, cần và còn tham lam hơn, muốn có thật nhiều tiền, nhưng vô liêm sỉ hơn cô gái “bán thân” Mỹ Xuân gấp nhiều lần, họ bán những cái không thuộc về họ, mà là của cả một dân tộc, tám mươi triệu người đồng bào của họ, họ bịp bợm, chai mặt, nhân danh một thứ chủ nghĩa cộng sản khát máu tàn bạo mà nhân loại đang nguyền rủa,cấm tuyệt đối tái sinh trở lại (Ba Lan, Đông Âu) áp đặt lên dân tộc mình rồi rêu rao cho đó là “khát vọng của toàn dân” Việt Nam!? 

- Chính họ, những con người CSVN mạt hạng vô liêm sỉ ấy mới chính xác “...Đúng là mặt chai mày đá! không biết hổ thẹn là gì, như thế này mà gọi là “người của công chúng” à? trơ tráo lừa bịp mọi người với cái vỏ bọc quyến rũ bên ngoài, bán rẻ nhân cách vì chủ nghĩa cá nhân, vô trách nhiệm với quê hương đất nước, bây giờ thì cả thế giới đều biết, công luận cũng nên lột những cái mặt nạ giả tạo ấy ra cho mọi người chiêm ngưỡng và đưa ra trước pháp luật cho làm tội nhân một thời gian, để biết như thế nào là Tự Ái và Liêm Sĩ của người Việt Nam …” chứ không phải là cô Hoa Hậu mà em, có thể, chưa có thiện cảm. Tôi nói như vậy với cô sinh viên. 

Trong một chừng mực nào đó, không thể lấp lánh, tất nhiên, nhưng những giòng nước mắt muộn màng hối lỗi của cô gái như chút nhân cách còn sót lại đủ để cho cô gái “Bán Thân” Mỹ Xuân, có thể ngẩng đầu nhổ một bãi nước bọt vào mặt bọn người tự cho là “lãnh đạo nhà nước” nhưng vô liêm sỉ bán rẻ nhân cách Tự Ái, Liêm Sĩ của cả một dân tộc – Trong khi cô ta thì không, chỉ bán duy nhất phẩm giá của chính mình. 

Nếu đặt lên bàn cân “Giá Trị”, theo em, bọn người Cộng Sản cà-vạt veston với cái mặt nạ ấy và cô gái bán thân “mặt áo tù” kia, thì thang điểm nó nghiêng bên nào? Tôi hỏi cô sinh viên.

Cô ấy trầm tư, lặng lẽ gửi một nụ cười lẫn trong tiếng nói nhẹ như làn gió:


- Hình như hôm nay em có một bài học “ngoại khóa”!?.