Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Nhập Gia Tùy Tục – Nhập Giang Tùy Khúc.

“VIỆT CỘNG CON”
NGUYỄN KHẮP NƠI.
Viết theo lời kể của một cô gái người Bắc.
Đương nhiên, tên của tôi không phải là “Việt Cộng Con” rồi.
Và tôi cũng không phải là Việt Cộng, xin bảo đảm một trăm phần trăm.
Tên tôi là Trinh, Trần Thị Ngọc Trinh. Tôi lấy chồng là một người Lính Việt Nam Cộng Hòa. Con trai tôi tên là Nam, cháu nay đã được năm tuổi rồi. Mỗi lần về thăm nhà, cháu luôn luôn hãnh diện khoe với ông bà ngoại:
“Ông ơi, bà ơi, cháu là con của Lính Cộng Hòa đấy.”
Tức là, tôi không có dính dáng gì đến Việt Cộng cả. Vậy thì tại sao tôi lại có cái tên... “Việt Cộng Con”?
Theo lời bố tôi kể lại, bố mẹ tôi quê quán ở Phú Thọ, sau chuyển về Hà Giang. Đến năm 1979 thì mới về Hà Nội ở. Lúc đầu, gia đình tôi không có "hộ khẩu", phải sống tạm bợ ở gầm cầu. Hàng ngày, ba mẹ tôi đi ra chợ, bến xe hàng hay là bến xe lửa xuyên Việt đứng chờ công việc làm, ai nhờ việc gì thì làm việc nấy, thông thường là khuân vác, đẩy xe, cưa cây... Kiếm được việc làm không phải dễ, vì ba mẹ tôi là dân mới tới, thường bị đám người sống lâu năm ở chợ tranh dành đuổi đi đừng ở nơi xa chứ không cho đứng ở gần chợ.
Một hôm, có một đoàn người gồm đa số là đàn bà từ miền Nam vào, nhờ đẩy hàng đi Hà Giang. Hà Giang cách Hà Nội cả trăm cây số, đám đầu nậu không biết địa thế, hơn nữa, vì Hà Giang gần núi, có nhiều sơn lam chướng khí, nên không ai dám nhận đi hàng, bọn chúng mới gọi bố mẹ tôi đến mà bố thí cho việc làm. Tưởng đi đâu chứ Hà Giang thì bố mẹ tôi sống ở đó từ nhỏ, biết từng góc rừng, từng con đường mòn xuyên qua núi. Thì ra đó là những người vợ, con của Lính Cộng Hòa bị đi tù cải tạo. Từ Hà Nội đến Hà Giang thì có xe hàng, nhưng từ Hà Giang tới các trại tù thì phải gánh hàng đi bộ nhiều ngày mới tới. 

Bố mẹ tôi chịu cực khổ đưa những người khách hàng đến tận nơi, chờ họ gặp người thân xong xuôi rồi lại đưa họ trở về ga Hàng Cỏ Hà Nội. Những người này cám ơn bố mẹ tôi và tặng tiền nhiều lắm. Sau chuyến đi đó, bọn đầu nậu đứng bến có vẻ nể nang bố mẹ tôi, không dám dành mối như trước nữa. Thực ra, cũng vì không có đứa nào biết đường đi nước bước ở Hà Giang và những vùng xa xôi có trại tù cải tạo, nên bố mẹ tôi hầu như được độc quyền đưa đón thân nhân những người tù cải tạo. Những người này vừa tử tế lịch sự, vừa cho tiền thưởng khá, vì thế, cuộc sống của gia đình tôi mới đỡ vất vả. Nhờ có ít tiền, bố mẹ tôi mới... mua được hộ khẩu ở Hà Nội và cho anh em chúng tôi đi học. Trong thời gian đưa đón những người Miền Nam này, bố mẹ tôi đã được họ tin tưởng, vui vẻ nói chuyện và còn chỉ dẫn cách nấu những món ăn ở Miền Nam, như là bánh xèo, bánh phồng tôm, chả giò... Đã có một lần, một nhóm người vì phải mang theo nhiều hàng, lại già yếu bệnh tật, nên đã nhờ bố mẹ tôi vào Nam để mang hàng từ đó ra ngoài Bắc cho họ. Nhân dịp này, họ đã đưa bố mẹ tôi đi chợ mua những món hàng cần thiết và đãi bố mẹ tôi ăn một bữa no say.
Đến khi những người đi thăm thân nhân tù cải tạo vơi đi dần, bố mẹ tôi liền giải nghệ mà mở một quán ăn nhỏ, chuyên bán những “Món Ngon Miền Nam”. Thời gian đó, bất cứ món hàng nào có xuất xứ "Miền Nam" đều được dân miền Bắc thèm muốn, mua bằng hết, từ cây kim sợi chỉ, nói chi tới những Món Ngon Miền Nam. Cửa hàng của bố mẹ tôi vì thế mà lúc nào cũng đông khách.
Học xong đại học, tôi xin đi làm cho chính phủ, thời gian rảnh thì phụ bố mẹ tôi trông coi công việc. Cửa hàng bán những món ăn Miền Nam của bố mẹ tôi càng ngày càng phát triển, không những chỉ bán hàng ăn, bố mẹ tôi còn mở công ty, mua nhiều loại hàng ở Miền Nam đem ra Bắc bán nữa.
Trong thời gian làm việc, tôi đã được tiếp xúc với một số bạn bè đi du học trở về, đa số đều nói ngoại ngữ rất khá, và đều vào Sàigòn làm việc, chứ không chịu ở lại ngoài Bắc, dù rằng Hà Nội mới là thủ đô. Tôi bắt chước bạn bè, xin bố mẹ tôi cho vào Nam làm việc, nhân tiện làm đầu cầu mua hàng trong Nam đem ra Bắc.
Vào tới Sàigòn rồi, đi làm một thời gian rồi, tôi mới thấy là giữa những người giữ chức vụ cao, được gọi là "lãnh đạo cơ quan" mặc dù là học thức kém, tầm mức hiểu biết về việc làm rất là hạn chế, nhưng lại là những người ngồi mát ăn bát vàng, hống hách với dân chúng nhiều nhất. Càng tỏ ra khó khăn, họ càng được hối lộ và lấy đuợc nhiều tiền trong công quỹ. Những người có bằng cấp, biết làm việc và phải tiếp xúc với dân chúng nhiều như chúng tôi thì lại bị đẩy cho làm việc thật là nhiều. Và cũng vì sự hống hách quan liêu của cấp trên, mà chúng tôi bị vạ lây, bị dân chúng miền Nam ghét bỏ. Thậm chí, chỉ nhìn thấy chúng tôi, hoặc chỉ cần nghe giọng nói của chúng tôi thôi, họ đã bỏ đi, không quên nói nhỏ với nhau: "Cái đồ Bắc Kỳ... thấy ghét"
Mặc dù những điều kiện mà chúng tôi giải thích, là do cấp trên đòi hỏi, chứ chúng tôi không hề muốn làm như vậy.
Một vài lần, tôi được dịp may tiếp xúc với những người ngoại quốc tới làm việc chung với chúng tôi, họ có kiến thức rất cao nhưng lại nói chuyện rất lịch sự. Cũng có những lần tôi được tiếp xúc với vài du khách đến nhờ làm thủ tục, tôi thấy họ nói chuyện cũng thật là hòa nhã và rất hiểu biết. Tầm mắt và kiến thức của tôi được mở rộng ra, tôi muốn được đi du học để mở mang trí tuệ, và cũng để có thể giúp cho công việc làm ăn của gia đình tôi được phát triển hơn. Tôi đem việc này ra bàn với bố mẹ tôi, cả hai đều đồng ý, nhất là ông bà nội của tôi. Chọn nơi học mới là điều khó khăn hơn cả. Đa số các bạn bè của tôi chọn đi học ở Mỹ (nhất là những đứa có cha mẹ có quốc tịch đảng), tôi lại thấy Úc là xứ sở hiền hòa có nhiền nét về văn hóa nghệ thuật, nên tôi đã chọn môn học về Tài chánh ở trường Đại Học RMIT (Royal Melbourne Institute of Technology), Melbourne, nước Úc.
Dù là đã có một ít vốn liếng tiếng Anh đã học ở trường học cũng như trường đời, nhưng ngày đầu tiên đến giảng đưởng nghe giảng bài, thú thực là tôi như con vịt nghe sấm, chẳng hiểu ông Giảng viên tóc vàng nói cái gì cả, vì giọng của ông hoàn toàn là giọng Úc, khác xa với những phát âm theo tiếng Mỹ mà tôi đã từng nghe ở Việt Nam. Môn học kế tiếp thì tôi lại còn thua nặng hơn nữa, vì Giảng viên này gốc ngưởi Ấn Độ, tiếng Anh của ông còn pha nhiều âm thanh R R R thật là khó nghe.
Hai năm trời trôi đi thật nhanh, ngoài giờ học, tôi xin đi làm thêm ở những nhà hàng ăn ở đường Victoria, khu vực Richmond. Những nhà hàng này tuy bán món ăn Việt Nam nhưng đa số khách hàng lại là người da trắng, nên nhờ đó mà tiếng Anh của tôi đã khá hơn trước và cách phát âm cũng vì thế mà đổi hoàn toàn theo giọng Úc.
Cuối cùng, tôi đã học xong cái bằng Master và sửa soạn khăn gói về nước. Bạn bè của tôi đa số xin ở lại Úc làm việc và sinh sống, tôi không có ý định ở lại, chỉ muốn về phụ giúp gia đình mà thôi.
Tôi mua vé máy bay về Sàigòn trước, nghỉ ở đó một ngày gặp bạn bè rồi mới về Hà Nội ở luôn. Ngồi bên cạnh tôi là một người đàn ông trung niên, ông không bắt chuyện với tôi mà chỉ ngồi im lặng, lâu lâu lại nhìn vào cái hộp sắt gắn kín đang cầm trên tay. Mãi khi xuống phi trường Changi để nghỉ hai tiếng, ông mới mở miệng nhờ tôi cầm dùm cái hộp sắt để đứng lên lấy hành lý để trên khoang xuống. Cái hộp tưởng là bằng sắt nhưng lại là hộp bằng nhôm rất nhẹ.
Ngồi trên ghế chờ đợi, ông mới cho tôi biết đó là cái hộp đựng tro của vợ ông. Vợ ông mới qua đời tuần trước, đã được hỏa táng và ông đem về Việt Nam để ở nhà mẹ vợ, theo lời trăn trối của vợ ông trước khi chết.
Tới phi trường Tân Sơn Nhất, ông chào và cám ơn tôi một lần nữa rồi ai về nhà nấy. Tôi không biết tên ông là gì và ông cũng chẳng bĩết tôi là ai?
Một năm sau, tôi quay trở lại Úc để dự lễ phát bằng cấp cho đứa em tôi. Đang đi trên đường Victoria, thật là ngạc nhiên, tôi đã gặp lại ông khách đi chung máy bay hồi nào. Ông cho tôi biết đã đem tro tàn của người vợ về xong xuôi rồi, đã đi làm trở lại. Tôi cũng cho ông hay là tôi đã xin được việc làm và đang làm việc ở Sàigòn, nhân dịp dự lễ phát bằng cấp cho đứa em, tôi xin nghỉ một tháng để đi thăm những thắng cảnh Úc mà trong suốt hai năm đi học tôi không có thì giờ đi đâu cả. Lần này ông cho tôi số điện thoại và nói nếu tôi muốn đi chơi thăm phong cảnh, ông sẽ xin nghỉ đưa tôi đi cho vui.
Thế là chúng tôi quen nhau. Ông tên Thanh, là Lính Cộng Hòa, ngày cuối cùng của cuộc chiến, ông là một Chuẩn Úy 18 tuổi mới ra trường, đánh trận đầu tiên và cũng là trận cuối cùng của đời lính. Ông có hai đứa con nhưng chúng nó đi làm ở Tiểu bang khác, lâu lâu mới về thăm nhà, còn tôi, tôi ba mươi lăm tuổi rồi, và chưa có ý định gì về tương lai cả.
Về lại Sàigòn, chúng tôi vẫn tiếp tục emails qua lại với nhau. Có một lần ông về Việt Nam thăm tro tàn của vợ và nhân dịp đó đi chơi uống cà phê với tôi. Qua năm sau, tôi muốn trở lại Úc một lần nữa để đi thăm Đảo San Hô ở Queensland, Thanh cũng xin nghỉ để đi chơi cùng với tôi.
Thanh đã ngỏ lời muốn cưới tôi làm vợ. Suy đi nghĩ lại, tôi tuy còn độc thân nhưng đã lớn tuổi rồi (so với Thanh thì tôi còn nhỏ lắm), nên đồng ý làm vợ Thanh.
Thanh làm bữa tiệc gia đình để ra mắt tôi với hai đứa con và bạn bè. Hai đứa con của Thanh nói toàn tiếng Anh, tụi nó không có ý kiến gì, miễn thấy ba nó vui là được rồi. Lần đầu tiên gặp những người bạn của Thanh, tôi vui miệng kể lại cuộc đi chơi ở Đảo San Hô:
“Thật là... Hoành Tráng chưa từng thấy. Đi xem đảo xong, chúng em đi phố mua hàng, chỗ nào cũng bán Khuyến mãi, thích ghê..”
Cả nhà đang ồn ào, tôi chợt thấy không khí có vẻ im lặng sau khi tôi nói chuyện, những người bạn của Thanh nhìn tôi có vẻ e dè lắm, họ vẫn nói chuyện, nhưng hình như không có nói chuyện với tôi. Một bà vợ của người bạnthân của Thanh đã hỏi thẳng tôi:
“Cô là... du học sinh hả? Lấy chồng già để... được ở lại Úc hả?”
Khi vào trong bếp lấy thêm đồ ăn, tôi thoáng nghe một người nào đó nói nhỏ với Thanh:
“Mày lấy... Việt Cộng Con đấy à?”
Tôi nghe Thanh trả lời:
“Đâu phải ai nói giọng Bắc cũng đều là Việt Cộng hết đâu!”
Tiệc cưới của chúng tôi mới là phiền phức, mặc dù chúng tôi chỉ tổ chức đơn giản thôi, nhưng bạn bè của Thanh nhận thiệp mời, họ đều có vẻ ngại ngùng, không muốn tham dự. Thanh nói với tôi:
“Ông Hội trưởng của anh họp cả hội lại để lấy quyết định... có dự tiệc cưới của anh hay không? Họ quyết định... đi với tư cách cá nhân mà thôi, vì dù sao cũng là bạn bè.”
Tôi ngần ngừ nói với Thanh:
“Anh ơi... nếu thấy khó khăn quá, hay là... mình đừng có lấy nhau nữa... Sao họ lại... kỳ thị với em như vậy? Em nói tiếng Bắc, vì em sinh đẻ ở ngoài Bắc, chứ em đâu có tội tình gì đâu?”
Thanh an ủi tôi:
“Em cũng phải hiểu cho họ, họ cũng như anh, đều là những người bị bọn Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm đất nước, bắt tù bắt tội sống chết đủ điều. Suốt ngày họ nghe cái giọng Bắc kỳ mạt sát họ, nó thấm vào đầu, nên không thể có cảm tình với cái giọng Bắc được. Anh hiểu em, nhưng họ chưa hiểu và chưa thông cảm cho em. Cứ để một thời gian, họ sẽ hiểu em đó mà.”
Tôi sinh đứa con trai đầu lòng, đặt tên cháu là Nam. Ngày thôi nôi, anh chị nó đến dự, vui vẻ thay phiên ẵm em, đứa con gái út của Thanh ẵm em vừa cười vừa nói:
“My... baby brother”
Những người bạn chúc mừng Thanh... “Đáo Mã Thành Công”.
Khi tôi tháo chiếc dây chuyền hộ mạng của tôi đeo vào cổ cho Nam, một bà ngạc nhiên nhìn sợi giây mà hỏi tôi:
“Cái gì vậy?”
“Dây chuyền hộ mạng của em đấy.”
“Đẹp quá nhỉ! Ai khắc mà đẹp quá, hình như là hai cái mặt chữ khắc trên gỗ đen thì phải.”
Chồng tôi biết tôi có sợi dây chuyền này, nhưng coi đó là đồ nữ trang của tôi thôi, nên chẳng để ý đến. Khi thấy ai cũng nhìn vào nó, tôi vui miệng kể lại lai lịch của sợi giây chuyền cho tất cả cùng nghe:
Tôi sinh ra ở Hà Giang. Nói là Hà Giang chỉ để cho có nơi có chốn trên bản đồ mà thôi, chứ thực ra, nơi tôi sinh ra không có tên trên bản đồ miền Bắc. Đó là một nơi ở giữa rừng núi âm u không có vết chân người.
Theo bố tôi kể lại, vào thời năm 1954, khi mọi người dân đều muốn di cư vào Nam, gia đình tôi gồm có ông bà nội, ba mẹ tôi và gia đình của các bác các chú đã gồng gánh từ quê lên Hải Phòng, để xuống tầu di cư vào Nam. Khi đang ở trên đường thì gặp một đám người khác cũng nhận là đi di cư và biết có một con đường tắt đi Hải Phòng rất gần, thế là cả bọn theo chân đám người này. Đến chiều tối thì có xe hàng tới chở tất cả, nói rằng đi xe cho chóng đến nơi. Xe chở đi tới một vùng rất xa, tài xế cho mọi người xuống mà nói rằng, nghỉ đỡ đêm nay, sáng mai sẽ có xe khác tới chở thẳng đến Hải Phòng. Ai cũng vui mừng trải chiếu ra ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, có xe tới đón thật, nhiều xe lắm, xe nào cũng chở đầy người. Mọi người vui mừng kéo nhau lên xe đi Hải Phòng. Xe đi cả ngày trời vẫn không tới vùng biển như mọi người mong đợi, trái lại, xe chở mọi người tới một nơi đầy lính canh có súng. Những người lính này chĩa súng bắt tất cả ngồi im không dược hỏi han gì cả, họ khiêng từng miếng vải nhà binh tới phủ kín xe rồi bắt đầu chạy suốt đêm. Đến sáng mới tói nơi, cả bọn được đẩy xuống xe để bị chỉa súng bắt đi bộ vào trong rừng. Tới nơi, cán bộ tập họp mọi người lại, kết tội cả nhóm là đã phạm tội phản lại nhân dân, bỏ trốn vào miền Nam, bị đầy vào đây đến bao giờ được cách mạng và nhân dân khoan hồng, sẽ được về với nhân dân.
Đến lúc đó, mọi người mới biết rằng đã bị bọn Cộng sản đưa người ra dụ dỗ đi theo chúng để rồi bị đi đầy vào vùng rừng núi âm u không biết ngày về. Lâu lâu lại có từng đoàn người khác hoặc được xe chở, hoặc bị xiềng xích đi bộ ngang qua để tới những nơi xa xôi hoang vắng khác được gọi là “Cổng Trời”.
Vào khoảng năm 1960, có thêm một nhóm tù nữa được đưa tới Cổng Trời, đám người này thỉnh thoảng được ra ngoài làm rừng, họ tự xưng là “Biệt Kích Miền Nam” được thả ra Bắc để hoạt động, chẳng may bị bắt.
Tôi sinh ra vào năm 1973 ở cái vùng rừng núi âm u, trại tù của những người muốn di cư vào Nam năm 1954 và trải qua thời thơ ấu ở giữa nơi núi rừng trùng điệp không bóng người này. Khi tôi được năm tuổi, một hôm đi theo cha chặt mây, đã bị ngã xuống hố sâu. Bố tôi bất lực nhìn thân xác của tôi mà không có cách nào để cứu. May thay, một nhóm Biệt kích đi ngang, thấy vậy đã thòng dây đu xuống tận vực xâu mà cứu tôi lên và đưa cả hai bố con tôi về tận nhà. Từ đó, lâu lâu những người Biệt Kích này lại đi ngang vào thăm gia đình tôi. Người Biệt kích cứu tôi nhận tôi làm con nuôi và đã gỡ sợi dây chuyền ông đang đeo để đeo vào cổ tôi mà nói:
“Tặng cho cháu cái bùa hộ mạng đó.”
Ông giải thích cho bố tôi biết, sợi dây chuyền này do ông đẽo gỗ trong rừng mà khắc thành hai chữ BK tức là Biệt Kích. Các chú này đã khuyên bố mẹ tôi nên tìm cách về thành phố mà sống, chứ đừng ở mãi nơi rừng hoang cô quạnh này mà bỏ phí cuộc đời của những dám con cháu.
Năm 1979, khi Trung cộng bắt đầu đánh Miền Bắc, những Biệt Kích đã bị đem đi nơi khác, bố mẹ tôi nhớ lời các Biệt Kích mà tìm đường trốn về Hà Nội, vì thế, tôi mới được đi học và sống cho đến ngày hôm nay.
Khi tôi kể xong câu chuyện, mọi người đều thay nhau cầm lấy sợi dây chuyền của con tôi một cách trân trọng và quý mến. Người bạn mà trước đây gọi tôi là “Việt Cộng Con” là người đầu tiên hỏi tôi:
“Gia đình của chị bị đưa đi... vùng kinh tế mới Cổng Trời đấy à?Chỉ vì muốn di cư mà bị đầy ải suốt hơn hai mươi năm trời đấy sao? Bọn Việt cộng chúng mày sao mà tàn ác thế! Cám ơn Trời Phật đã phù hộ cho gia đình chị, những người Việt Nam yêu Tự Do, còn sống được cho đến ngày hôm nay.”
Tôi mỉm cười nói thêm vào:
“Tôi cảm ơn Trời Phật và cảm ơn Chúa nữa. Ông bà chúng tôi không đi tìm Tự Do vào năm 1954 được, thì đến đời cháu tức là đời của chúng tôi, chúng tôi đã tìm được Tự Do rồi đấy. Nhờ các anh Biệt Kích Miền Nam mà tôi được cứu sống, nhờ lời khuyên của các anh mà bố mẹ tôi mới dám trốn vùng cải tạo để về được tới Hà Nội. Cũng nhờ những bà mẹ, bà vợ của những người Lính Miền Nam bị tù cải tạo mà bố mẹ tôi mói có cuộc sống đáng sống. Các anh chị thấy không, nhờ tình người, nhờ những người Miền Nam mà chúng tôi mới sống đến ngày hôm nay, chứ đâu có bác nào đảng nào cứu giúp chúng tôi đâu? Cũng vì thế mà dù có ai nói gì thì nói, tôi cũng cứ lấy người Lính Cộng Hòa mà tôi quý mến.”
Từ hôm đó, tôi thấy tất cả bạn bè của Thanh đã thay đổi thái độ với tôi. Các anh đã gọi tôi là “Chị Thanh” và các bà đã gọi tôi bằng “Trinh” hoặc là “Cô Em Gái Bắc Kỳ”.
Con tôi đã được năm tuổi rồi, cháu đã đi học mẫu giáo, tôi có thì giờ đi tìm một công việc tạm thời. Tôi tìm đến một văn phòng Luật Sư của người Việt để xin làm Điện Thoại Viên. Ông Luật Sư phỏng vấn tôi xong, nói với tôi:
“Để chú sắp xếp cho cháu làm hồ sơ nhé, còn công việc nghe điện thoại, chú sẽ tìm người khác”
Tôi thông cảm với ông Luật sư, mọi người vẫn còn... ác cảm, còn... kỳ thị với giọng nói Bắc Kỳ của tôi.
Tôi xin lỗi đã nói như vậy, nhưng thật sự tôi không biết dùng chữ gì để nói về hoàn cảnh của tôi.
Chồng tôi đã thông cảm với tôi, anh Thanh đã nói với tôi:
“Người ta nói “Cái áo không làm nên ông thầy tu” Nhưng thực sự cái áo đã làm cho người ta nhìn lầm nguời mặc nó là thầy tu. Em không những nói giọng Bắc, em còn dùng những từ ngữ mà cái đám Việt cộng thường dùng, ngay cả những người Miền Nam hay những người Lính Cộng Hòa mà nói cái giọng đó, cũng bị ghét, nói chi là Bắc Kỳ rặt như em.
Em cứ giữ cái giọng Bắc Kỳ của em, nhưng em đừng... Hoành Tráng, đừng... Bức Xúc nữa, có được không?”
Tôi suy nghĩ... Đúng! Chồng tôi nói đúng.
Nhập Gia Tùy Tục – Nhập Giang Tùy Khúc.
Tôi đã lấy chồng Lính Cộng Hòa rồi, mà tôi lúc nào cũng có cái giọng Bắc Kỳ Hai Nút (75, Bắc kỳ chín nút tức là Bắc kỳ 54) thì ai mà chịu nổi.
Bây giờ, tôi không còn... “Xử Lý” nữa, mà tôi phân tích, tôi tìm hiểu từng trường hợp mà giải quyết cho thỏa đáng. Mỗi khi đi ra ngoài đường, nghe tôi nói chuyện, không còn ai quay lại nhìn tôi rồi bỏ đi chỗ khác nữa.
Đôi khi, những ông bà bạn của anh Thanh vẫn gọi tôi là “Việt Cộng Con”
Nhưng họ nói chỉ để mà đùa dỡn mà thôi, chứ không còn châm chọc như trước nữa.
Riêng phần con tôi, cháu Nam, lúc nào cháu cũng khoe:
“Con là con của “Lính Cộng Hòa” mà!”


NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY. 

NGUYỄN KHẮP NƠI.
http://www.nguyenkhapnoi.com

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Nói Với Anh – Nhạc: Dzuy Linh – Tác giả trình bày

noivoianh 
Bạn đã nghe và yêu thích bài Hát Anh là Ai của NS Việt Khang thì chắc chắc bạn sẽ yêu thích bài hát này không kém …
  Nói Với Anh

Nhạc và lời: Dzuy Linh (Tác giả hoà âm và trình bày)

Tôi muốn nói với anh ! Người khoác áo Dân Phòng!
Đã bao năm lạc lối sai đường
Giặc là ai?
Là chính quyền anh đó!
Có đâu là đồng bào lương dân…

Tôi muốn nói với anh! Người mặc áo Công An!
Cớ sao đi hà hiếp dân lành?
Giặc là ai?
Đảng Cộng Sản Việt Nam!
Hãy quay về đừng sống kiếp sài lang…

Tôi muốn nói với anh! Người chiến sĩ hiên ngang!
Đã bao phen đổ máu giữ Nam Quan
Kẻ thù chung là Thái Thú đương quyền
Dâng sơn hà cho Tàu Hán gian tham
Quê hương ta đất nuớc Việt Nam này !

Ngơ sao đành để quân thù cướp đất?
Nước Nam này không phải của riêng ai!
Nước Nam ta là của dân ta…
Sao đứng nhìn giặc dày xéo non sông?
Nuốt nhục sao đành? Chịu làm kiếp vong nô!

Hãy đứng lên ! Đập tan phường bán nước !
Hãy đứng lên ! Lật đổ lũ bạo quyền
Cho quê hương Nam Trung Bắc ba miền
Cho dân mình sớm thái hòa bình yên…
Tôi muốn nói với anh! Người con của tổ quốc!
Tôi muốn nói với anh, những người con trung hiếu
Hãy quay về phất cao cờ khởi nghĩa
Hãy quay về trong vòng tay Mẹ Việt Nam yêu thương …



Bài hát này Tác giả Dzuy Linh đã sáng tác và trình bày riêng cho CT Show Tưởng Niệm 30 tháng 4 do Hẹn Nhau Sai Gon 2015 thực hiện nơi đây:

http://www.hennhausaigon2015.com/2012/19553/

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Thời của côn đồ?

Huỳnh Ngọc Chênh
Xem ba clip ghi lại cảnh đánh hai nhà báo, đánh một người dân đến nay chưa biết tên và đánh người phụ nữ là chị Ngô Thị Ánh trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang thì không ai không cho rằng đó là hành động côn đồ, đánh người để thỏa mãn thú tính. Nhưng đau đớn thay hành động côn đồ đó lại không phải do bọn côn đồ xã hội đen thứ thiệt gây ra mà lại được thực hiện có tổ chức bởi các nhân viên công lực mang sắc phục công an và dân phòng đang thi hành công vụ.
Đau đớn hơn nữa là cấp trên của các nhân viên côn đồ đó không những mặc nhiên chấp nhận các hành vi côn đồ mà còn ra sức dung túng bao che khi sự việc vỡ lở ra. Hai người dân thường bị đánh công khai trên video clip nhưng mãi đến nay gần một tháng trôi qua vẫn không thấy chính quyền Hưng yên nói năng gì tới và các cơ quan chức năng không hề nghĩ đến chuyện truy tìm các hung thủ để xử lý, để làm trong sạch bộ máy công quyền như hô hào của đảng qua nghị quyết 4.
Ngay cả với nạn nhân là hai nhà báo có cả đơn thư khiếu kiện nhưng đến bây giờ vẫn chưa thấy có cơ quan trách nhiệm nào hứa sẽ truy tìm ra các thủ phạm để khởi tố ngoài việc xin "thông cảm" một cách tùy tiện của ông Giám đốc công an Hưng Yên là thủ trưởng cao nhất của các nhân viên côn đồ tại địa phương nầy.
Trước đó nữa, bọn "côn đồ" vào phá sập nhà anh Đoàn Văn Vươn, vơ vét của cải và cả tôm cá trong đầm của anh Vươn, sự việc đã qua gần 5 tháng rồi mà công an Hải Phòng vẫn chưa điều tra ra thủ phạm.
Trước xa hơn nữa, bọn côn đồ đã ngang nhiên đe dọa và hành hung ông Hoàng Minh Chính, TS Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và nhiều người khác nhưng vẫn luôn được dung túng, bao che.
Mới đây nhất là một nhóm côn đồ ngang nhiên xông vào cơ quan công quyền đến tận phòng làm việc của TS Nguyễn Xuân Diện quậy phá và ra áp lực buộc TS phải gỡ bỏ một bài viết trên blog của mình một cách phi lí. Suốt trong mấy tiếng đồng hồ xảy ra chuyện quậy phá như thế, dù đã được nhiều lần gọi báo nhưng công an không hề xuất hiện kịp thời để can thiệp. Chờ khi những tên côn đồ quậy phá ra về, công an mới có mặt.
Những tên có hành vi côn đồ bất chấp luật pháp nầy xưng danh là thương binh nhưng không ai tin chúng là thương binh vì những thương binh chân chính, những người từng là chiến sĩ quân đội nhân dân thì không thể nào có những hành vi côn đồ như vậy được.
clip_image002
Thế nhưng vô cùng đớn đau là có hai tờ báo lề đảng đã không những xác nhận những kẻ có hành vi côn đồ đó là thương binh mà còn công khai kích động, tuyên dương những người sai trái đó. Hai bài viết trên hai tờ báo đó đã thay trắng đổi đen một cách trắng trợn, bịa đặt ra chuyện "Ủng hộ chính sách của Nhà nước, một thương binh nặng bị hành hung". Dư luận chân chính đã bùng lên phê phán nội dung hai bài báo. J. B. Nguyễn Hữu Vinh gọi đó là "Tận cùng của sự bỉ ổi, hèn hạ và đê tiện".
Cũng theo hai bài báo đó, "Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an quận Đống Đa và Công an phường Trung Liệt khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc trên, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố để xử lý nghiêm minh trước pháp luật". Nghĩa là công an không "khẩn trương" vào cuộc để điều tra hành vi của bọn côn đồ quậy phá cơ quan nhà nước mà điều tra việc nhân viên Viện Hán Nôm "hành hung" những kẻ vào quậy phá!!! Tại sao người dân lành, nhà báo bị đánh đập dã man lại không thấy ai khẩn trương vào cuộc điều tra? Trong khi với bọn côn đồ, chỉ mới nghe chúng hô lên bị đánh là khẩn trương vào cuộc???
Một trong hai bài báo trên viết: "Thời gian vừa qua trên trang blog cá nhân của ông Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng quản lý thư viện Viện Hán nôm đã đăng tải những bài viết kêu gọi người dân và các Việt kiều ký tên vào thư phản đối chính phủ Nhật Bản viện trợ xây nhà máy điện nguyên tử cho Việt Nam và dự định ngày 21-5-2012 sẽ chính thức gửi bức thư này đến Thủ tướng Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Tòa Đại sứ Nhật Bản tại Hà Nội cũng như một số cơ quan công tư tại Nhật Bản.
Khi biết được vấn đề này, ngày 18-5-2012 một số thương binh nặng của TP Hà Nội gồm có ông Hoàng Đức Đồng, Nguyễn Sĩ Duyên, Nguyễn Tất Hùng, Chu Vinh Quang, Nguyễn Vinh Công và Quản Văn Khang đã cùng đến Viện Hán Nôm để yêu cầu ông Diện ngừng ngay những hoạt động đó lại".
Đến lúc phải sử dụng những kẻ như vậy để giải quyết công việc đất nước rồi hay sao?
Hôm nay họ xông vào Viện Hán Nôm để truy bức TS Nguyễn Xuân Diện rút lại bài phản đối xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hành vi phạm pháp đó được tuyên dương thì ngày mai, nếu có một vị dân biểu nào phản đối nhà máy điện hạt nhân thì không lý gì họ không xông vào tận Quốc hội truy bức vị dân biểu đó phải rút lại lời phản đối. Rồi mai kia, bọn người ấy lại sợ gì mà không xông vào cả mọi nơi... Sao mà giống cái thời mạt Lê, tàn Trịnh quá như thế này!
Thời của côn đồ rồi sao?
clip_image003
H. N. C.

Ý thức đạo đức của Mỹ

Nguyễn Hưng Quốc
Trần Quang Thành
Hình: AP
Liên quan đến sự kiện nhà tranh đấu cho nhân quyền Trần Quang Thành xin lánh nạn tại Tòa Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh vào ngày 22 tháng 4 vừa qua, dư luận trên báo chí Mỹ vẫn còn tiếp tục ồn ào. Ồn ào không phải về chuyện chính quyền Trung Quốc trấn áp dân chúng nước họ. Chuyện đó thì ai cũng đã biết. Người ta chỉ ồn ào về cách hành xử của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Thoạt đầu, khi hình ảnh Trần Quang Thành được chở đến bệnh viện ở Bắc Kinh với một khuôn mặt rạng rỡ tươi cười, ai cũng cho đó là một chiến thắng lớn lao của Mỹ: Họ vừa giúp đỡ được người rất cần giúp vừa bảo vệ được quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, trước hết, là bảo vệ sự thành công của cuộc hội nghị về chiến lược và kinh tế (Strategic and Economic Dialogue) giữa phái đoàn Mỹ do Ngoại trưởng Hillary Clinton dẫn đầu và giới lãnh đạo Bắc Kinh ngay sau đó. Người ta cho đó là một hành động quân bình giữa nguyên tắc và chiến thuật, giữa đạo đức và chính trị, giữa các lợi ích chiến lược lâu dài và các quyền lợi kinh tế trước mắt.
Tuy nhiên, một thời gian ngắn, rất ngắn ngay sau đó, khi chứng kiến cảnh Trần Quang Thành, một người mù, bị vây hãm trong bệnh viện, còn gia đình thì bị đe dọa đến độ một người nổi tiếng gan dạ như ông bỗng dưng có những phản ứng hốt hoảng  đến độ sẵn sàng xin sang Mỹ tị nạn, giới bình luận lại thay đổi ý kiến. Người ta bắt đầu quay sang phê phán chính phủ Mỹ. Sự phê phán tập trung chủ yếu vào hai điểm: Thứ nhất, chính phủ, đặc biệt Bộ Ngoại giao đã quá hấp tấp trong việc giải quyết trường hợp của Trần Quang Thành: Họ muốn dọn dẹp hết tất cả các gai góc có thể án ngữ con đường đến dự hội nghị của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Trung Quốc. Thứ hai, họ có vẻ cả tin đối với sự hứa hẹn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc bảo đảm an toàn cho Trần Quang Thành. Nhân đó, người ta cũng phanh phui ra hai sự kiện: một, trong cơ cấu quyền lực của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao vốn không có ai nằm trong Bộ Chính trị, có một vị thế rất yếu; và hai, trong quá khứ, không phải một lần mà là nhiều lần, một số cam kết của Bộ Ngoại giao đã trở thành vô hiệu chỉ vì sau đó, chúng bị Bộ Chính trị bác bỏ một cách không thương tiếc. Bởi vậy, nghe lời hứa hẹn của một nhân viên nào đó trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc, dù là cấp Thứ trưởng, chẳng khác gì việc bán lúa giống cho con buôn chỉ vì một lời hứa hẹn hão huyền.
Chúng ta hoàn toàn không biết cuối cùng vấn đề Trần Quang Thành sẽ được giải quyết ra sao. Ông sẽ được sang Mỹ du học và sẽ ở lại luôn hay ông sẽ bị làm khó dễ, cuối cùng tiếp tục làm một nạn nhân thê thảm của một chế độ độc tài và tàn bạo?
Đó là chuyện của tương lai. Trước mắt, điều khiến tôi phân vân là tại sao giới phóng viên và bình luận viên chính trị lại quan tâm đến một người mù ở một đất nước xa xôi như Trần Quang Thành đến độ quay sang phê phán chính phủ của họ một cách gay gắt như vậy? Tại sao họ đòi hỏi chính phủ Mỹ phải cứng rắn, sẵn sàng chấp nhận cả sự hy sinh một số quyền lợi kinh tế, để bảo vệ cho một con người tàn tật như vị luật sư chân đất mù lòa kia? Và tại sao chính phủ Mỹ có vẻ lo lắng trước những sự phê phán ấy đến thế? Lo lắng nên họ thường xuyên cải chính và đính chính. Lo lắng nên họ tìm mọi cách để chứng tỏ là họ quan tâm đến số phận của Trần Quang Thành. Là họ không bỏ rơi ông. Không lừa dối ông. Không quay lưng lại với ông sau khi ông đồng ý vào bệnh viện ở Bắc Kinh.
Tại sao?
Thật ra, với người Mỹ cũng như chính phủ Mỹ, chuyện của ông Trần Quang Thành không phải là chuyện của một cá nhân. Ông không phải là công dân Mỹ. Chính phủ Mỹ không có trách nhiệm gì với ông cả. Vấn đề ở đây là nguyên tắc. Nguyên tắc ấy có thể tóm gọn vào một điểm: bảo vệ con người. Điểm ấy lại bao gồm hai khía cạnh chính: Một, tất cả các chính quyền chà đạp lên con người đều bị phê phán; và hai, bất cứ người nào cần được giúp đỡ, người ấy phải được giúp đỡ. Chà đạp lên người khác là có tội. Quay lưng lại với nạn nhân đang trong thế cùng cũng là một cái tội. Tội với lương tâm. Và tội với nguyên tắc nhân quyền vốn được xem là nền tảng của mọi chế độ dân chủ.
Lợi ích có thể hy sinh, nhưng nguyên tắc thì phải được bảo vệ. Nếu không, niềm tự hào của Mỹ sẽ bị sụp đổ.
Gần đây, chúng ta hay nói đến vai trò của cái gọi là quyền lực mềm (soft power) của các siêu cường quốc. Cốt lõi của cái gọi là quyền lực mềm ấy chính là một bảng giá trị chung, có tính chất phổ quát, dựa trên sự tôn trọng nhân quyền. Cái gọi là nhân quyền ấy không phải là một ý niệm trừu tượng, có thể đồng nhất với quốc gia và có thể dễ dàng bị hy sinh cho các quyền lợi được gọi là thuộc về quốc gia. Tôn trọng nhân quyền, thật ra, là tôn trọng quyền sống một cách tự do và đầy phẩm giá của từng cá nhân cụ thể. Ông Trần Quang Thành chỉ là một ví dụ điển hình.
Chúng ta sẽ hiểu hơn về nguyên tắc này khi nghe lại lời phát biểu của Tổng thống Barack Obama nhân dịp kỷ niệm một năm ngày Osama bin Laden bị giết chết. Ngày ấy, Tổng thống Obama cùng với bộ tham mưu của ông ngồi trong phòng Cảnh huống  (Situation Room) trong Nhà Trắng, qua hệ thống vệ tinh, chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc tấn công. Đến lúc nhận được tin bin Laden đã bị giết chết với hình ảnh thật rõ ràng, dĩ nhiên mọi người đều thở phào nhẹ nhõm. Thứ nhất, sứ mệnh của họ đã hoàn tất. Thứ hai, những người lính biệt động được gửi đến Pakistan làm cái công việc cực kỳ nguy hiểm và đầy bất trắc ấy đã trở về căn cứ một cách an toàn. Thứ ba, cuộc săn lùng kéo dài cả mười năm vô cùng tốn kém đã kết thúc. Thứ tư, kẻ thù của nước Mỹ và cũng là biểu tượng của phong trào khủng bộ toàn cầu đã bị tiêu diệt. Bin Laden chết, đó là một thắng lợi thuộc loại lớn nhất của nước Mỹ và đặc biệt của Tổng thống Obama, một thắng lợi mà vị tổng thống tiền nhiệm, George W. Bush từng mơ ước, mơ ước từng ngày từng đêm, nhưng vẫn không thực hiện được.
Ai cũng dễ dàng đoán được niềm vui của Tổng thống Obama lớn lao đến độ nào.
Tuy nhiên, như lời ông kể, lúc ấy, ông không hề đứng dậy đập tay vào người khác để bày tỏ sự mừng rỡ như cái cách thức hành xử quen thuộc của người Mỹ (high-five). Ông nói: “Bạn phải luôn luôn tự kiềm chế [khi chứng kiến] cái chết, bất kể là cái chết của ai.” (regardless of who it is, you always have to be sober about death.)
Tôn trọng nhân quyền là tôn trọng mọi người. Ngay cả với những người đã chết. Dù đó là kẻ thù của mình.


Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Chỉ có ở VN, Nhỏ vô học lớn làm Thủ Tướng

>> Nguồn gốc từ y tá lên thủ tướng


UỐNG CÀ PHÊ CÓ LỢI HAY HẠI SỨC KHỎE

Trần-Đăng Hồng, PhD
http://khoahocnet.files.wordpress.com/2012/06/ly-cp.jpg
Theo tạp chí y khoa Journal of Alzheimer’s Disease phát hành tháng 6/2012 (1) các nhà nghiên cứu ở Đại Học South Florida và Đại Học Miami cho biết hàng ngày uống 3 tách cà phê có thể ngăn ngừa hay làm trì hoản phát triển bệnh mất-trí-nhớ (dementia, bệnh Alzheimer), đặc biệt với người cao niên trên 65 tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết, ngay cả bệnh nhân cao niên vừa mới có triệu chứng lú lẫn nhẹ (MCI, mild cognitive impairment), uống cà phê cũng có hiệu quả trì hoản bệnh phát triển bệnh mất-trí-nhớ. Bệnh nhân có triệu chứng MCI thỉnh thoảng mất ít trí nhớ trong chốc lát, lúc này chứng bệnh Alzheimer giai đoạn tiên khởi đã bắt đầu xuất hiện trong nảo bộ. Trung bình, hàng năm khoảng 15% bệnh nhân có triệu chứng MCI phát triển thành bệnh mất-trí-nhớ Alzheimer. Trí nhớ một khi đã mất thì không phục hồi được. Nghiên cứu cho biết lượng caffeine chứa trong máu của bệnh nhân mất-trí-nhớ thấp dưới 51% so với bệnh nhân có triệu chứng MCI nhưng chưa phát triển thành mất-trí-nhớ. Không có bệnh-nhân-mất-trí-nhớ nào có lượng caffeine trong máu cao hơn 1200 ng/ml (1 ng = 1 phần tỉ của gram = 10-9g) tương ứng với uống vài ba tách cà phê vài giờ trước khi thử máu. Ngược lại, bệnh nhân có triệu chứng MCI nhưng chưa phát triển thành bệnh mất-trí-nhớ có lượng caffeine trong máu cao hơn số lượng này rất nhiều. Các nhà nghiên cứu quả quyết rằng 100% bệnh nhân có triệu chứng MCI nhưng trong máu có lượng caffeine cao hơn 1200 ng/ml thì sẽ không phát triển thành bệnh-mất-trí-nhớ trong vòng 2-4 năm sau (1).
Các nhà nghiên cứu cho rằng lượng caffeine duy trì cao trong máu là nhờ uống cà phê có caffeine (caffeinated coffee). Uống cà-phê-không-chứa-caffeine (decaffeinated coffee) thì không có hiệu quả gì trong việc ngăn ngừa hay làm trì hoản phát triển bệnh-mất-trí-nhớ.
Bệnh Alzheimer là một tiến trình theo đó các mảng (plaques) và sợi thần kinh quấn rối (tangles) tích tụ trong nảo bộ, làm giết chết tế bào thần kinh, hủy diệt các tiếp nối thần kinh nảo bộ, và cuối cùng đưa đến mất trí nhớ. Về phương diện sinh hóa, tiến trình thoái hóa nảo bộ đưa đến bệnh Alzheimer là do tích tụ một protein mang tên beta (β) amyloid. Làm giảm beta amyloid thì ngăn ngừa được bệnh-mất-trí-nhớ. Bởi vì bệnh thoái hóa hệ thần kinh bắt đầu từ một hay hai chục năm trước khi triệu chứng suy giảm óc nhận thức được giám định rõ ràng, các nhà nghiên cứu suy diễn rằng cần phải can thiệp chận đứng căn bệnh một thời gian lâu dài trước khi triệu chứng xuất hiện. “Uống cà phê-chứa-caffeine mỗi ngày 2-3 tách là biện pháp tốt nhất để trường kỳ bảo vệ nảo bộ chống bệnh-mất-trí-nhớ Alzheimer”, đó là kết luận của nhóm nghiên cứu nói trên (1).
Các nghiên cứu liên hệ giữa việc uống cà phê và bệnh Alzheimer bắt nguồn từ một nhận xét trong tường trình y học ở Portugal rằng các bệnh nhân Alzheimer đều có lý lịch y học là trong vòng 20 năm qua không có uống hay uống ít cà phệ, trong khi bệnh nhân có triệu chứng nhẹ MCI thì uống nhiều cà phê hàng ngày.
Kể từ 2006, nhóm nhiên cứu ở hai đại học nói trên thử nghiệm trên chuột thấy rằng caffeine làm giảm đáng kể (khoảng 50%) lượng beta amyloid protein ở nảo bộ và trong máu của chuột bị bệnh Alzheimer (2). Nghiên cứu tiếp tục ở chuột trưởng thành cho biết caffeine ngăn ngừa được hiện tượng Alzheimer ở chuột. Ngoài ra, một thử nghiệm khác cho thấy caffeine không làm gia tăng trí nhớ của chuột lành mạnh. Như vậy, caffeine chỉ có lợi ích ngăn ngừa bệnh Alzheimer phát triển thêm.
Từ kết quả ở chuột, các nhà nghiên cứu ở cơ quan Aging and Disability Resource Center (ADRC) Florida và Byrd Alzheimer’s Center của University South Florida, cùng hợp tác với Bay Pines VA Healthcare System ở Florida; Washington University School of Medicine, và Saitama Medical University (Nhật) bắt đầu thử nghiệm lên người để xem caffeine có lợi ích hay không đối với bệnh nhân MCI nhẹ, và bệnh nhân Alzheimer ở thời kỳ phát triển đầu. Kết quả cho thấy caffeine làm giảm lượng β-amyloid trong máu ở người cao niên chưa bị bệnh-mất-trí-nhớ, tương tự như kết quả ở loài chuột, và như vậy ngăn chận được bệnh Alzheimer phát triển thêm. Tóm lại, uống cà phê với liều lượng trung bình, khoảng 3 tách mỗi ngày, rất hiệu quả ngăn ngừa bệnh-mất-trí-nhớ. Tuy nhiên, những ai có chứng bệnh cao-áp-huyết hay đàn bà mang thai cần giới hạn lượng caffeine.
Ngoài việc ngăn ngừa hay trì hoản bệnh Alzheimer phát triển (1, 2, 9), uống cà phê cũng làm giảm nguy cơ của các bệnh lão-hóa như bệnh Parkinson (1), tai biến mạch máu (đột quị, stroke) (5), đau tim (6, 7), bệnh tiểu đường loại II (4, 5), ung thư tử cung (6), và ung thư vú (8).
Uống cà phê ngăn chận được sự phát triển chứng đường cao trong máu và gia tăng hiệu lực của insulin. Ngoài ra, cà phê làm biến đổi chất mở trong gan và adipocytokines có liên quan đến giảm cơ nguy bệnh tiểu đường (4).
Theo báo cáo trên tạp chí New England Journal of Medicine ngày 17/5/2012 (5), các nhà nghiên cứu ở Division of Cancer Epidemiology and Genetics (thuộc National Cancer Institute) tường trình khảo sát trường hợp 400.000 đàn ông và đàn bà ở lứa tuổi 50-71 tình nguyện tham gia nghiên cứu, được theo dỏi từ 1995-1996 cho tới ngày họ chết, và nghiên cứu kéo dài 13 năm, chấm dứt vào 31/12/2008. Kết quả cho thấy có sự liên quan giữa việc uống cà phê và giảm nguy cơ chết vì bệnh như đau tim, phổi, sưng phổi (pneumonia), tai biến đột quị (stroke), tiểu đường, nhiểm độc. So với người không uống cà phê, những ai uống hàng ngày 3 tách cà phê hay nhiều hơn có xác xuất 10% ít hơn về nguy cơ chết sớm do bệnh. Uống cà phê không có liên quan đến tử vong do ung thư ở phái nữ, nhưng ở phái nam uống nhiều cà phê có chút ít rủi ro chết vì ung thư (5). Nghiên cứu cũng cho biết là rất khó xác định chất gì trong cà phê có khả năng làm giảm nguy cơ chết, vì cà phê chứa trên 1000 chất, trong lúc các nghiên cứu chỉ tập trung ở caffeine là chánh (5)
Các nhà khoa học Hòa Lan (6) cũng làm thăm dò và theo dỏi 37.514 người tham gia trong suốt 13 năm. Kết quả cho thấy ai uống trên 6 tách trà mỗi ngày có xác xuất giảm 36% nguy cơ chết vì đau tim, còn ai uống từ 3 tách đến 6 tách trà mỗi ngày có xác xuất giảm 45% nguy cơ chết vì đau tim, so với người chỉ uống 1 tách trà mỗi ngày. Còn với cà phê, ai uống từ 2 đến 4 tách cà phê mỗi ngày có xác xuất giảm 20% nguy cơ chết vì bệnh tim, so với người uống dưới 2 tách, hay trên 4 tách cà phê mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy uống trà hay cà phê không có ảnh hưởng đến tai biến đột quị (6).
Nhóm nghiên cứu của Đại học Havard (7) thăm dò và theo dỏi 67.470 phái nữ trong 26 năm, và phát hiện theo dỏi chi tiết 672 bệnh nhân bị ưng thư tử cung (endometrial cancer). Kết quả nghiên cứu cho biết quí bà uồng trên 4 tách cà phê mỗi ngày có xác xuất giảm 25% nguy cơ bệnh ung thư tử cung, uống từ 2 đến 4 tách thì xác xuất giảm nguy cơ ung thư tử cung 7% (7). Nghiên cứu cũng cho biết là không có khác biệt mấy giữa uống cà phê có caffeine (xác xuất giảm 25%) và cà phê không có caffeine (decaffeinated coffee) (xác xuất giảm 22%).
Nghiên cứu tại Umeå University Thụy Điển (8) với 64.603 người tham gia so sánh phương thước uống cà phê giữa cà phê đun sôi (boiled coffee) và cà phê phin (filtered coffee). Cà phê đun sôi chứa 80 lần acid béo nhiều hơn cà phê phin. Kết quả cho biết không có liên quan giữa uống cà phê với các chứng ung thư tổng quát, ung thư tiền liệt tuyến (prostate), ung thư ruột (colorectal cancer), và nhiều loại ung thư hiếm khác.
Với quý bà uống cà phê đun sôi hơn 4 tách/ngày thì ít có nguy cơ ung thư vú. Với đàn bà dưới 49 tuổi, uống cà phê phin có nguy cơ ung thư vú sớm, nhưng với quí bà trên 55 tuổi thì giảm nguy cơ này. Uống cà phê đun sôi có nguy cơ làm gia tăng ung thư lá lách và ung thư phổi ở đàn ông, nhưng uống cà phê phin lọc thì không sao (8).
Cà phê là nguồn chống-oxit-hóa mảnh liệt (3, 8), nên giúp ngăn ngừa được bệnh Alzheimer và nhiều bệnh khác (3 ). Cần biết thêm là một tách cà phê hòa tan (instant coffee) chứa khoảng 100 mg caffeine, cà phê phin khoảng 140 mg, còn một tách trà khoảng 75 mg caffeine.
Ngoài các lợi ích của việc uống cà phê hàng ngày nói trên, cà phê làm gia tăng huyết áp. Có người uống cà phê chỉ làm gia tăng huyết áp trong chốc lát, nhưng người cảm nhiểm uống cà phê làm gia tăng huyết áp mản tính. Lý do là caffeine ảnh hưởng nhịp tim và hệ thần kinh, làm mạch máu không trương giản qua ảnh hưởng làm hormone không hoạt động. Một nguyên nhân khác là caffeine kích thích tuyến nang thượng thận phóng thích nhiều adrenaline làm huyết áp gia tăng. Người cao niên trên 70 tuổi, hay người mập phì uống cà phê thường xuyên gây cao huyết áp mản tính. Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên uống ít cà phê hơn, khoảng 200 mg caffeine/ngày, tức khoảng 2 tách cà phê hòa tan mỗi ngày, và tránh uống cà phê trước khi hoạt động thể xác, như thể thao, cử tạ hay công việc nặng (10). Đàn bà đang thai nghén cũng khuyến cáo là hạn chế uống cà phê, tối đa 2 tách mỗi ngày mà thôi. Những ai dùng trị liệu thuốc hạ huyết áp hàng ngày, nên hỏi bác sỉ có nên uống cà phê hay không. Tập thể dục nhẹ và hoạt động trí óc cùng với việc uống cà phê hàng ngày là biện pháp tốt nhất để tránh bệnh-mất-trí-nhớ Alzheimer.
Người uống cà phê thường có thói quen hút thuốc đi kèm. Lợi ích của uống cà phê hoàn toàn bị mất đi, trong khi di hại của hút thuốc lấn áp (6, 7).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. C. Cao et al. (2012). High Blood Caffeine Levels in MCI Linked to Lack of Progression to Dementia. Journal of Alzheimer’s Disease, 30, 559-572.
  2. http://www.sciencedaily.com/releases/2009/07/090705215237.htm
  3. J. R. León-Carmona & A Galano (2011). Is Caffeine a Good Scavenger of Oxygenated Free Radicals? The Journal of Physical Chemistry B, 115: 4538–4546.
  4. Yamauchi et al. (2010). Coffee and Caffeine Ameliorate Hyperglycemia, Fatty Liver, and Inflammatory Adipocytokine Expression in Spontaneously Diabetic KK-AyMice. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 58: 5597–5603.
  5. N. D. Freedman et al. (2012). Association of Coffee Drinking with Total and Cause-Specific Mortality. New England Journal of Medicine, 366: 1891-1904.
  6. J. M. Koning Gans et al. (2010). Tea and Coffee Consumption and Cardiovascular Morbidity and Mortality. Arteriosclerosis, Thrombosis, and Vascular Biology: Journal of the American Heart Association, 30: 1665-1671
  7. Y.Je et al. (2011). A Prospective Cohort Study of Coffee Consumption and Risk of Endometrial Cancer over a 26-Year Follow-Up. Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention, 20: 2487
  8. L. M. Nilsson et al. (2010). Consumption of filtered and boiled coffee and the risk of incident cancer: a prospective cohort study. Cancer Causes & Control, 10: 1533-1544.
  9. C. Cao et al. (2011). Caffeine Synergizes with Another Coffee Component to Increase Plasma GCSF: Linkage to Cognitive Benefits in Alzheimer’s Mice. Journal of Alzheimer’s Disease, 25: June 28, 2011.
  10. http://www.mayoclinic.com/health/blood-pressure/AN00792
Reading, 6/2012
Trần-Đăng Hồng, PhD

Chuyện ngày Cải Cách Ruộng Đất


Thời cải cách ruộng đất dân ta có câu:
Học tập thấm nhuần, con tố bố.
Văn minh tiến bộ cháu cùm ông.
Thế đấy, luân thường đạo lý cha ông ngàn đời bị phá vỡ và hậu quả ngày nay là một xã hội "nửa người nửa ngợm, nửa đười ươi"!.


P. Vũ (Bạn đọc Danlambao) Tôi gửi cho DLB câu chuyện có thật 100%. Đây là câu chuyện trong cải cách ruộng đất ở quê tôi. Nay tôi đã già rồi, nếu không viết lại được thì e rằng câu chuyện này tôi sẽ mang về cõi âm mãi mãi. Chuyện là thế này:

Đầu năm 1955 đội cải cách về quê tôi, lúc đó tôi hơn 10 tuổi và cũng đủ trí khôn để nhận biết và ghi nhớ mọi chuyện. Không khí trong làng thay đổi hẳn, chỗ hân hoan bàn tán, chỗ thầm thì xem như có việc cơ mật. Một khi đội cải cách về là phải có địa chủ, phải có đấu tố. 
Nhưng làng tôi nghèo lắm, nhà giàu nhất là ông Bá Tánh cũng chỉ có hơn hai mẫu ruộng và đôi trâu cày. Vậy ông phải là địa chủ. Ông có chức Bá trước tên Tánh từ hồi nào tôi không biết, chỉ biết ông chẳng làm việc làng việc xã, chỉ thấy ông cày cấy quanh năm. Ông vốn sức vóc hơn người, công việc đồng áng ông làm hết, bà vợ ông đau ốm quanh năm, chỉ lo được việc cơm nước gà lợn trong nhà. 
Ông bà có hai người con, anh con trai cả đoản số mất sớm, cô vợ bỏ đi lấy chồng để lại thằng con cho ông bà nuôi khi nó còn nhỏ. Năm ấy nó đã 13-14 gì đấy. Người con gái thứ lấy chồng xa thỉnh thoảng mới ghé về thăm. Thằng cháu nội mồ côi ông nuôi tên Dánh tí bởi bố nó là Dánh nhớn, nó chăn trâu cho ông. Trong đám trẻ trâu tụi tôi nó lớn hơn cả, nó là thủ lĩnh cả nhóm và cũng là thằng đầu bầy ra mọi trò. 
Đội cải cách họp bàn với cốt cán trong thôn đưa ông Bá và mấy người nữa ra đấu tố, nhưng cần phải tìm được người nào bị ông bóc để đấu tố ông. Khổ nỗi ông không thuê người ở, hai vụ cấy gặt người làm thuê từ nơi khác đến, hết mùa họ nhậy tiền công rồi đi. Những người khác trong làng ông toàn giúp họ bởi ông có đôi trâu khỏe, ông cho họ mượn trâu đổi lại người ta cấy gặt trả công. Vì vậy chẳng ai nhận đứng ra đấu tố ông. Chỉ còn thằng Dánh tí cháu ông, nó chăn trâu cho ông từ nhỏ đích thị nó bị ông bóc lột. Đội cải cách tìm nó biểu nó ra đình, chẳng biết dạy bảo dụ dỗ nó thế nào nó đồng ý đấu tố ông nội nó. 
Từ hôm nó được đội cải cách dạy bảo nó khoe với bọn trẻ trâu chúng tôi: "Từ nay tao là ông nông dân, người giàu trong làng phải gọi tao là ông xưng con, oách không". Tụi trẻ bọn tôi chỉ biết nhìn nó tròn mắt phục lăn. 
Hôm làng tôi đấu tố địa chủ, từ chiều du kích đi loa khắp làng thông báo cho dân làng tối ra đình dự buổi đấu tố. Tối tháng giêng rét căm căm lại thêm mưa phùn, mọi người co rúm lại vì rét. Trên bàn chủ tọa là đội cải cách hai bên có du kích cầm súng oai vệ. Ông Bá bị bắt giam sau đình mấy hôm nay. Du kích dẫn ông ra trước sân đình, ông bị trói, trên người ông bộ quần áo nâu bạc còn nấm bùn đất. Trông dáng ông mệt mỏi, ông đứng cúi đầu trước sân đình. 
Thằng Dánh tí cháu ông được được đội cải cách huấn thị mấy hôm nay, nó bước ra. Ông Bá sững người không ngờ kẻ đấu tố mình lại là thằng cháu nội mồ côi của ông. Từ hôm ông bị bắt giam, ông không biết gì bên ngoài. Bà vợ hàng ngày lê cái chân đau mang cơm cho ông nhưng du kích không cho gặp, họ lấy cơm cho chó ăn thử, chó không chết thì ông mới được ăn, họ sợ ông bị thủ tiêu! 
Thằng Dánh tí đến trước ông Bá chỉ tay vào mặt ông dõng dạc nói: "Bá Tánh, mày biết tao là ai không?". Ông Bá chết lặng người, nếu ở nhà thì tội này ông phải đánh cả chục roi. Nhưng bây giờ ông là địa chủ đang bị các ông bà bần cố nông đấu tố. Ông không nhìn thằng cháu mà nhìn về phía bàn đội cải cách, ông dõng dạc nói: “Thưa ông con biết ạ, ông là ông Dánh tí con ông Dánh nhớn, mà ông Dánh nhớn là con của con ạ." Cả sân đình bỗng ồ lên cười nghiêng ngả, thằng Dánh tí chẳng biết làm sao đứng đực mặt ra đấy, nó quên hết những gì mà đội cải cách dạy nó mấy hôm nay. Dưới sân đình mọi người vẫn cười, đội cải cách bảo mấy du kích đi dẹp trật tự. 
Sau câu trả lời của ông Bá, thằng Dánh tí không biết nói gì nữa du kích đưa nó ra ngoài cho nó mấy cái bạt tai. Trong sân ông Bá quì xuống, ông gào lên thảm thiết: "trời ơi thế này là thế nào, trên còn trời dưới còn đất nữa không!". Cả sân đình im phăng phắc, hai du kích chạy vào lôi ông ra đánh ông mấy báng súng vào lưng rồi giam lại ông vào sau đình. Đội cải cách đưa người tiếp theo ra đấu tố. 
Hôm sau người ta thả ông ra vì không ai mang cơm cho ông. Bà vợ ông nghe tin thằng cháu đấu tố ông thì lăn ra ốm liệt giường. Ông Bá về nhà cũng nằm liệt giường hai ngày, chỉ đến khi đôi trâu bị bỏ đói phá chuồng ầm ầm ông mới tỉnh. Thì ra sau đêm đấu tố ông, thằng Dánh tí cháu ông không dám về nhà, nó không chăn trâu nữa. Lúc đầu ông giận thằng cháu lắm, nhưng nó bỏ đi rồi ông mới thấy thương thằng cháu vô cùng. Nó dại dột nghe theo bọn người vô luân làm việc vô luân thường đạo lí đấu tố ông chứ lỗi đâu tại nó. Ông đi tìm nó khắp nơi nhưng không thấy, ông tự nhủ nếu tìm thấy ông bảo nó về chứ không đánh. Tìm mãi mà không thấy nó đâu, nghe người làng bên bảo nó theo người công giáo di cư vào nam. Ông vẫn mong có ngày cháu ông trở về cho đến khi ông mất. 
Sau ngày đất nước thống nhất, người di cư về thăm lại quê, họ bảo thằng Dánh di cư đi nam rồi sau đăng lính, chết trận ở đâu đó. 
Câu chuyện là như vậy, tôi giữ mãi trong lòng, nay gửi cho DLB, bạn thấy cần chỉnh sửa gì thêm thì chỉnh sửa rồi đăng trên blog của mình. Tôi không phải là nhà văn, câu cú lủng củng mong bạn thông cảm sửa giúp, cảm ơn bạn nhiều.
  1. "Trường hợp tử hình bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập."
    Bà Nguyễn Thị Năm là người phụ nữ bị xử bắn đầu tiên do hồ chí minh theo lệnh của cố vấn tầu ... Như thế thử hỏi cái chế độ này (csVN) có là cái gì của Dân không!? Hèn với giặc, ác với dân từ thuở hồ chí minh cơ mà!
    Trả lời

    Trả lời









    1. sao giống với vụ mẹ và em tố cô Bùi Hằng quá vậy. chế độ cộng sản này thật là tàn ác tôi chỉ mong cho nó chết sớm.
  2. chuyện đó nhỏ quá .nhà tôi đảng viên công sản 100 phần trăm 6 người tất cả muộn nhất là năm 1949 ,ba người đàn ông đi làm quan cộng sản ở 3 phương ,may mà trời để lại còn sống 1 vì trốn được trước khi đem ra bắn nên bây giờ có tôi ,3 cô đều đảng viên cộng sản khi bắn anh đội bắt đi xem và vổ tay. có một ông dượng lấy cô đấu chú ( em rể đấu anh vợ). Ghê gớm lắm! Thật trăm phần trăm mà khi nghe mẹ kể nhiều người kể tưởng là chuyện trên cung trăng .













    1. Tin tức cải cách ruộng đất ở miền bắc bị che dấu rất kỹ,cho đến khi chế độ cs của nga xụp đổ, người ta mới phát giác ra những cảnh giết người dã man trong các văn kiện lưu trữ mật của dcs nga.
      Chắc bạn là sử gia và chuẩn bị viết lại sử VN nên cần chứng cớ ? cũng tốt thôi. Nhưng cách bạn đặt câu hỏi cho thấy rằng bạn không tin chuyện đó có thật.
  3. Đau đớn ,thê thảm !!!!!!!!!Em phải rơi lệ khi đọc bài này .CS tàn bạo không còn ngôn từ nào tả được !
  4. Tôi ở miền Nam, không có khái niệm về CCRĐ ở miền Bắc. Nhưng nhờ đọc thông tin trên mạng Internet, cụ thể là Đài châu Á Tự do (RFA); ông Nguyễn Minh Cần, đang tị nạn ở Nga; ô Vũ Thư Hiên, đang tị nạn tại Pháp; ông Bùi Tín, nguyên Phó TBT báo Nhân Dân, đang tị nạn tại Pháp; ông Trần Anh Kim, nguyên trung tá QĐNDVN, hiện đang bị tù ở tỉnh Thái Bình... nên rất hiệu về sự kiện này. Tôi mong từng ngày cho chế độ CSVN mau sụp đỗ, vì nó quá tàn ác và phi nhân tính đối với nhân loại.
    Trả lời
  5. Ông ngoại tôi đông con ,nhưng cả nhà đều siêng năng lao động,ăn cơm toàn độn khoai.Do làm lụng tiết kiệm cả đời,ông tôi mua đươc 10 mẫu đất trung bộ (5 hecta),vì toàn là người nhà làm nên chẳng bóc lột ai, một ông cậu duy nhất thì tập kết ra Bắc,các dì thì có chồng hoặc theo cs bị chết.Sau 1975 mẹ tôi quản lý sổ đất ông ngoại tôi giao nhưng cs lấy hết chỉ chừa lại vườn nhà 1200m2.Anh em tôi phải kiếm đất ven sông trồng khoai lang ăn học.ĐÓ là hết ccrđ chỉ có cướp đất thôi nhé!.Hôm nay cộng sản mà còn đòi mị dân nữa thì xưa rồi diễm ơi!.Đó là gia đình liệt sĩ cccm đầy đủ cả mà nó còn đối xử như vậy đó.Nuôi con chó nó còn biết ơn,à quên,so sánh chúng với loài chó thì tội nghiệp cho ki.
    Trả lời
  6. cải cách ruộng đất ở miền bắc VN,đã gây ra tan nhà ,nát cửa đau thương rùng rợn ,máu chãy đầu rơi như vậy.mà hcm đổ hết lỗi cho Trường chinh.Và nực cười thay ,nay đảng ta phát động phong trào học tâp theo đạo đức hcm chứ?-Còn dối trá nào hơn!
    Trả lời








    1. @ đồ phản động nge lời mỉ ngụy.
      Bọn địa chủ ngày xưa không ác bằng 1 phần nghìn bọn cường hào ác bá thời nay, bọn công an "nhân dân" còn đảng còn mình, bọn tư bản đỏ hút máu mủ công nhân, bọn đảng viên đcsvn cướp đất của nông dân giữa ban ngày ban mặt.
      Do không có đủ địa chủ đcsvn phải "kích thành phần" từ phú nông yếu có 1 đàn gà lên thành địa chủ và đấu tố họ. Vô số người nghèo chết oan vì đàn gà của mình.
      Bác Hồ "khóc" bằng cách xoa ớt hiểm lên mắt cho mắt đỏ ké lên và cầm khăn mùi xoa đúng kiểu để chụp ảnh cho đẹp thì ai chả "khóc" được, "khóc" như vậy tôi "khóc" có khi còn "thật" hơn. Đcsvn giết oan hơn 172.000 ngàn người là "không nhiều lắm" và bác Hồ "giả vờ" khóc như vậy là "đủ" rồi hay sao?
    2. lưới trời lồng lộng14:21 Ngày 18 tháng 5 năm 2012
      giết người đền mạng, chứ khóc lóc ích gì? mạng chưa đền được, sẽ tới đời con, đời cháu thôi, k thoát được đâu. "Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt" chính là như vậy đa!
  7. Nói về CCRĐ trong đó có trường hợp một cụ ông nguyên trước làm quan trông coi giáo dục,khi về hưu được vua ban vài mẫu ruộng bắc bộ(3600m2/mẫu)cho dân cấy lúa, lấy phần trăm thóc để ăn.Do ông cho thuê rẻ, mọi người biết ơn ông nên không ai chịu đấu tố ông lúc CCRĐ cả.Ông có một người con trai đi bộ đội đóng quân ở xa,chỉ có một đứa con gái nuôi mà ông nhặt được bên đường trong trận đói năm 1945,đứa con nuôi giúp ông cơm nước, pha trà.Vậy mà 1 tên cán bộ cs lừa lấy em,trong cơn thú tính,nó cắn vào tay em đến bật máu, xong nó bảo là sự dâng hiến trinh tiết của em là một việc làm vĩ đại,thể hiện sự trung kiên đối với đảng,với giai cấp,còn cha nuôi em là tên quan lại hút máu dân giả đạo đức ,em hãy tố cáo nó.Thế rồi vì nghe theo thằng cán bộ lấy em,em tố cha nuôi mình hiếp dâm em với bằng chứng là vết cắn trên cánh tay, khi đội cải cách đem ông đi bắn ,em òa khóc thì đã muộn rồi.Thật ra ông có còn răng đâu để mà cắn chứ.Trả lời
  8. Một góc thành làm tâm chứng quỷ = một tập thể chọn theo phục vụ cho quỉ

    Đua một lòng ích kỷ hại nhân = nhất trí cùng đi hại người

    Bốn phương rời rỡ hồng trần: Mọi nơi đều rực lên màu đỏ của sự tranh đấu tham lam

    Làng khua mõ cá lãng phân điếm tuần: Mõ cá thay vì để dùng vào việc an ninh báo động cho làng thì nay được dùng để thúc dục đi hại người

    Tiếc là những xuất dân làm bạo : Xúi dục dân làm việc ác

    Khua dục loài thỏ cáo tranh nhau : Gây giai cấp đấu tranh

    Nhân danh trọn hết đâu đâu: Hoàn toàn khống chế nhân dân

    Bấy giờ thiên hạ âu sầu càng ghê: Cái thời u ám đáng sợ

    [Sấm Trạng]
    Trả lời

    Trả lời









    1. Hùm già lạc dấu khôn về: đã đến lúc con hùm yếu mệt lú lẫn không còn bắt mồi về hang được nữa . Đây ứng vào năm Canh Dần

      Mèo non chi chí tìm về cố hương: Đây ứng vào năm Ất Mão, nói về người dân bỏ nước chạy loạn vẫn mong giúp đỡ quang phục quê hương

      Chân dê móng khởi tiêu tường: Cuối năm con dê, thể chế hiện có sẽ sụp đổ . Chân dê, nếu nói lái sẽ là chê dân . Cái từ "chê dân" như vậy hợp ý với cái từ "nghi nhau" bên dưới

      Nghi nhau ai dễ sửa sang một mình: Cai trị độc tài thì làm sao đất nước vững chãi tiến bộ cho được. (Không huỷ bỏ điều bốn trên cái gọi là bản hiến pháp thì rồi nhà nước và đảng cộng sản cũng bị sụp đổ thôi)

      [Sấm Trạng]
  9. cái gì cũng có cái giá của nó thôi các bác ạ. ở làng mẹ em, có bà đi đấu tố về trên đường sét đánh chết. có bà thì mang bụng chửa ra đấu tố, về đẻ con đầu to như cái thúng để đong lúa...nhiều lắm. chẳng có đứa nào đấu tố, nhất là đấu tố linh mục mà được yên đây các bác
    Trả lời
  10. Cảm ơn ông P.Vũ ông đã già yếu mà cố gắng làm công việc này, câu chuyện ông tuy ngắn nhưng cảm động lắm. Càng thấy rõ hơn cái thối nát của xhVn , lãnh đạo toàn phải nghe lời TRUNG CỘNG, cúi đầu nhục nhã, thời vua chúa tuymang tiếng là Phong kiến mà còn có chút gì gọi là thể diện quốc gia Chứ ko như bây giờ.
    Trả lời
  11. Ai còn chuyện tương tự xin kể tiếp.
    Trả lời
  12. Tôi may mắn sinh ra và sống ở Sai gòn đến nay 50 năm là nhờ ông nội tôi dẫn được các cô chú chạy trốn vào Nam khi CCRĐ.
    CS gây nhiều tội ác: CCRĐ, nội chiến, thù ghét công giáo, đánh tư sản...Điều đó tạo nên lòng căm thù CS từ đời này sang đời khác trong rất nhiều gia đình người dân Việt Nam.
    Chế độ như vậy thì không thể tồn tại lâu và lịch sử sẽ phán xét.
    Trả lời
  13. Ngày xưa trong CCRD cường hào ác bá bị chụp mũ và giết thẳng tay. Ngày nay cường hào ác bá có súng ống, công an, quân đội, côn đồ chống lưng, đố thằng dân nào đụng tới được.
    Trả lời
  14. Thằng Hồ Chí Minh là một thằng nghiệt chủng tội đồ mang cái chủ nghĩa Cộng sản chó má về giày xéo đất nước Việt Nam. Vậy mà mấy chục triệu thằng dân Việt ngu xin đần độn chẳng nắm được thông tin gì ngoài cái chương trình của bọn phản động VTV tuyên truyền nên vẫn gọi thằng chó Hồ Chí Minh là...Bác.
    Trả lời
  15. Cộng Sản kẻ thù của dân tộc14:30 Ngày 18 tháng 5 năm 2012
    Chính đốn hay là đốn? Trọng Lú kêu gọi chỉnh đón Đảng. Nhưng căn nguyên chủ thuyết cộng sản là phi nhân, nguồn gốc của nó là ma quỉ thì không thể nào chỉnh được đâu, đừng nghe lời mị dân nữa. Cộng Sản đã lừa dối cả dân tộc bao nhiêu năm rồi, đến bây giờ nó còn tiếp diễn cuộc đại bịp này chăng? Một cái cây từ vùng đất xa lạ đem về vườn trồng thử mà nó phát sinh ra lắm thứ bệnh, còn làm lây lan bệnh truyền nhiễm cho cây khác nữa thì thương tiếc chi mà không đốn đi cho rồi; một chủ thuyết cộng sản ngoại lai đem vào Việt Nam sau nhiều năm thất bại rõ ràng mười mươi sao không vứt vào sọt rác cho rồi? Ngay cả tại nước tạo ra nguồn gốc và gen cộng sản là Liên Xô cũng bài trừ nó và cho đó là một thí điểm sai lầm lớn nhất của nhân loại cần loại trừ nó. Vậy làm sao ở Việt Nam lại cứ thí điểm và trông chờ kết quả nữa hay sao? Đúng là bộ chính trị điên khùng, đang muốn tiếp tục biến dân tộc Việt Nam thành thứ chuột bạch làm thí điểm cho chủ nghĩa Mác, dẫu biết đó là một chủ nhĩa khồng tưởng? Đúng là tà ma Cộng Sản đã ám muội vào bộ chính trị thật rồi. Đừng trông chờ cấc quan cộng sản hãy cùng hau dứng dậy thôi đồng bào ơi!
    Trả lời
  16. Đề nghị với
    DÂN LÀM BÁO mở chuyên mục:" Nhìn về cải cách mà đau đớn lòng" sẽ có nhiều bài viết rất hiện thực, giàu tính nhân văn và có tác dụng giáo dục sâu sắc
    Trả lời
  17. Đảng csVN không bao giờ bôi xóa ,rửa sạch được những vết nhơ tội lỗi của họ,trong lịch sử dân tôc!
    Trả lời
  18. Khoảng năm 1983-84 tôi có đi công tác ở huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Tại đây tôi ăn ở sinh hoạt tại nhà 1 người dân dọc QL 1. Một hôm rãnh rỗi, ngồi nói chuyện chơi với người chủ nhà, ông có kể 1 chuyện đau lòng trong chính gia đình ông.
    Gia đình cha ông ngày xưa thuộc loại khá giả trong vùng, có 1 -2 mẫu ruộng gì đó. Vào năm 1953 vùng Sông Cầu khi đó là vùng Việt Minh quản lí, ông cũng có 1 người anh tham gia VM và làm bí thư đâu trên huyện uỷ. Một hôm bỗng có đoàn đấu tố từ đâu về xã để đấu tố địa chủ và cha bị đưa vào danh sách đấu tố. Sau màn đấu tố cha ông bị chặt đầu bằng mã tấu ngay tại chỗ. Người con của ông từ huyện uỷ không can thiệp được cho cha mình trong vụ này. Lúc đó tôi cũng không hỏi về số phận của người anh huyện uỷ của ông về sau ra sao.
    Thật tình lúc đó tôi cũng ít quan tâm về chuyện chính trị nên nghe kể mà cũng không chú ý lắm. Bây giờ có bài về CCRĐ ở Miền Bắc khoảng năm 1956-57 nên tôi kể chuyện có thật này cho các bạn nghe thêm. Theo tôi phong trào CCRĐ và đấu tố địa chủ được áp dụng thí điểm ở Miền Nam trước (1953) rồi nhân rộng ra ở Miền Bắc sau này chứ không phải chỉ ở Miền Bắc mới có CCRĐ, nhưng chuyện tôi kể đây có tính cách thí điểm trong 1 số huyện ở Miền Nam nên ít được ai biết đến.
    Trả lời